++ "THÀNH CÔNG CỦA BẠN SẼ CHẲNG CÓ NGHĨA LÝ GÌ KHI BẠN CHẲNG CÓ AI YÊU THƯƠNG ĐỂ CHIA SẺ! " ++

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Thử nghiệm 4G: Càng sớm càng có lợi thế

5 nhận xét


Doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ 4G sớm sẽ có lợi thế nhất định và có sự sẵn sàng thương mại hóa khi thời cơ đến.

Ông Abdallah Harati, Tổng Giám đốc NSN tại Việt Nam.
Nokia Siemens Networks (NSN) là nhà cung cấp giải pháp viễn thông hàng đầu trên toàn cầu. Phóng viên báo BĐVN đã có buổi trò chuyện với ông Abdallah Harati, Tổng Giám đốc NSN tại Việt Nam xoay quanh câu chuyện thử nghiệm 4G của Việt Nam.
Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã đầu tư rất nhiều tiền cho công nghệ 3G. Có thể nói công nghệ di động 3G hiện vẫn còn rất mới ở Việt Nam với khoảng 1,5 triệu thuê bao nhưng Việt Nam đã “rục rịch” thử nghiệm 4G. Theo ông thử nghiệm công nghệ 4G vào thời điểm này có quá sớm?
Bộ TT&TT đã đồng ý cho 5 doanh nghiệp Việt Nam thử nghiệm mạng di động 4G. Theo tôi, đó là quyết định can đảm, tiên phong của Bộ TT&TT. Bởi vì khi các doanh nghiệp triển khai thử nghiệm sớm sẽ có những lợi thế nhất định, chẳng hạn doanh nghiệp sẽ biết vấn đề của công nghệ mới là gì, những lợi thế cũng như khiếm khuyết của nó. Nhờ đó, họ sẽ sẵn sàng khi công nghệ chín muồi và khi thời điểm đến họ có thể triển khai thương mại hóa ngay.
Hiện tại ở Việt Nam công nghệ 3G vẫn còn mới, nhưng có thể trong thời gian gần nó sẽ bùng nổ vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất nhanh, năng động và công nghệ 3G khi được ứng dụng rộng rãi sẽ phát triển rất nhanh trong chỉ một thời gian ngắn. Rồi đến một lúc nào đó, LTE sẽ được ứng dụng trong hệ thống công nghệ 4G.
Có một điều tôi quan sát được ở các quốc gia khác là nhiều vùng sâu vùng xa ở nông thôn vẫn chưa được thụ hưởng dịch vụ viễn thông. Khi đưa dịch vụ điện thoại, Internet về khu vực đó, việc triển khai hữu tuyến sẽ không hiệu quả mà phải triển khai các công nghệ vô tuyến như 3G hoặc các công nghệ không dây khác. Khi đã tiếp cận đến lớp khách hàng đó, lưu lượng sử dụng sẽ tăng rất nhanh.
Vào thời điểm Việt Nam triển khai 3G, một trong những bài học mà Việt Nam có được là đi sau các nước về 3G nên đã học hỏi được kinh nghiệm, từ đó tránh được nhiều sai sót. Công nghệ 4G vẫn còn mới trên thế giới, theo ông, Việt Nam có nên đợi để 4G phổ biến hơn rồi mới triển khai?
Có thể nói việc ứng dụng, triển khai một công nghệ nào đó sớm hay muộn phụ thuộc vào chiến lược của từng nhà khai thác viễn thông. Tôi đã làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới và đã có nhiều quan sát. Thực tế ứng dụng công nghệ di động không phải là công việc bằng phẳng, tiến hành từ từ mà phải theo cách đột biến. Hơn nữa, không bao giờ là quá sớm để học hỏi một điều gì và chúng ta phải luôn sẵn sàng để khi thời cơ đến có thể nắm bắt và đối phó.
NSN có năng lực hỗ trợ các nhà mạng đạt được các chiến lược phát triển. Thực tế, với chúng tôi, công nghệ LTE không hề mới. Hiện nay chúng tôi đã cung cấp sản phẩm giải pháp, thiết bị cho 19 mạng triển khai LTE thương mại trên thế giới, chúng tôi biết triển khai hệ thống này như thế nào vì chúng tôi có kinh nghiệm. Nếu các nhà khai thác ở Việt Nam muốn triển khai thực tế mạng LTE, chúng tôi sẽ giúp họ rút ngắn được nhiều thời gian, tránh được những sai lầm mà các đơn vị khác gặp phải vì chúng tôi đã học hỏi được kinh nghiệm ở các hãng khác trên thế giới.
Ông thường nhắc đến công nghệ 4G LTE, trong khi WiMax cũng được xem là một công nghệ 4G. Vậy có phải WiMax đang yếu dần và LTE đã lên ngôi?
4G là một khái niệm rộng, bao trùm nhiều công nghệ, trong đó có LTE và WiMax. Những điều tôi nói không phải vì WiMax suy giảm hay diệt vong, mà mỗi công nghệ đều có một những ưu và khuyết điểm khác nhau. Tất cả phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, họ xác định xem nhu cầu sử dụng của họ là gì, ứng dụng dịch vụ ra sao, khoảng cách vùng phủ sóng thế nào để lựa chọn công nghệ phù hợp. WiMax cũng là một công nghệ 4G và có nhiều thành công trên thế giới, chẳng hạn ở châu Phi. Có thể nói tất cả các công nghệ khác nhau từ 2G, 3G, LTE, WiMax và những công nghệ khác đều có những phân khúc nhất định và bổ sung cho nhau, chứ không phải cái này phát triển lên thì cái kia diệt vong.
Với NSN, chúng tôi xem LTE và WiMax có tầm quan trọng như nhau. Lý do tôi nói nhiều về LTE là vì Việt Nam vừa cung cấp giấy phép thử nghiệm LTE nên nó được bàn luận “nóng” hơn. Còn NSN có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cả về 2 công nghệ, các nhà khai thác muốn triển khai công nghệ nào chúng tôi đều sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ.
Thị trường 3G và 4G có sự khác nhau như thế nào, thưa ông?
Thực ra thì 2G hay 3G, 4G cũng đều là lộ trình phát triển mạng thôi. Nay chúng ta so sánh 3G với 4G cũng tương tự như chúng ta từng so sánh 2G và 3G. Trước đây, dùng mạng 2G, chúng ta vẫn có thể dùng điện thoại để vào mạng Internet, truy cập dữ liệu, nhưng tốc độ chậm. Nhưng với 3G, chúng ta có thể truy cập hộp thư nhanh chóng, chuyển tải file lớn, và như tôi chẳng hạn, tôi có thể làm việc thoải mái trên ô tô.
Với 4G, hiện tại có những ứng dụng mà chúng ta chưa hình dung được, song trên thế giới đã có hệ thống thử nghiệm công nghệ 4G LTE, chúng ta có thể trải nghiệm thực tế và hình dung. Ví dụ thay vì kết nối vô tuyến, chúng ta có thể sử dụng kết nối 4G để thuê bao 1 bộ phim HD trên máy chủ sau đó xem trên TV ở nhà, hoặc tổ chức hội nghị video, hoặc tất cả các ứng dụng khác như thoại, Internet được hội tụ trên một nền tảng... Như vậy nhà khai thác sẽ kinh doanh hiệu quả hơn.
Xin cảm ơn ông!
Theo ICTNews

5 nhận xét:

Pig nói...
lúc 18:31 16 tháng 11, 2010

LTE LTE LTE nào

Khoa Luu nói...
lúc 02:34 19 tháng 11, 2010

@nhacF.com : rất hay đó bạn :d

Khoa Luu nói...
lúc 02:35 19 tháng 11, 2010

chất lượng load nhạc rất tốt.

Khoa Luu nói...
lúc 02:46 19 tháng 11, 2010

Hay quá .thanks bạn đã chia sẻ.

Unknown nói...
lúc 15:32 24 tháng 4, 2014

dùng 4g chắc nhanh lắm - tai facebook ve may dien thoai

Đăng nhận xét

» Cảm ơn bạn đã ghé qua blog và đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.