Người sử dụng đang kết nối WiMAX tại Malaysia. |
ICTnews - Với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ WiMAX tại Malaysia, Packet One Networks (P1) cho rằng Việt Nam đang có cơ hội để triển khai công nghệ này.
Báo BĐVN đã phỏng vấn ông Michael Lai, Giám đốc điều hành P1 về vấn đề này.
Mới đây, P1 đã chính thức khai trương dịch vụ WiMAX tại Malaysia. Tại sao P1 lại chọn WiMAX, cho đến thời điểm này kết quả như thế nào?
Lý do chúng tôi triển khai WiMAX là vì chúng ta đều hiểu rằng công nghệ 3G không thể hỗ trợ cái gọi là thế giới thực của di động băng rộng mà chúng ta đang tiến đến hiện nay. Thực tế, dung lượng dữ liệu trên mạng 3G chỉ khoảng 3-5 Gb một tháng, không có mạng 3G nào ngày nay có thể hỗ trợ người dùng sử dụng tới 10 Gb/tháng nhưng WiMAX có thể cung cấp 10 Gb/tháng. Vì vậy, cần phải hoặc phát triển 4G hoặc WiMAX.Trong khi đó, tương lai của 4G vẫn còn xa mà công nghệ WiMAX đã có sẵn, vì vậy chúng tôi đã triển khai, đã thương mại hoá và cùng với các nhà mạng khác trên thế giới như Clearwire ở Nhật Bản, Utah ở Nga và P1 ở Malaysia, chúng tôi đã chứng minh rằng, WiMAX là một công nghệ rộng hơn và sẵn sang để triển khai mạng 4G ngày hôm nay.
Hiện chúng tôi đã có 20.000 khách hàng và vẫn đang tiếp tục phát triển mạng lưới, chúng tôi phủ sóng tới 40% diện tích Tây Malaysia...
Ông Michael Lai. |
Chúng tôi dự kiến hoà vốn giai đoạn thử nghiệm vào năm sau. Số lượng người sử dụng dịch vụ của chúng tôi so sánh với số lượng người dùng di động băng rộng thực tế không phải nhỏ. Ví dụ như mạng TeleKom Malaysia đã triển khai cung cấp dịch vụ ADSL được 12 năm rồi nhưng họ cũng chỉ có 1,5-1,6 triệu khách hàng. Chúng tôi mới chỉ phát triển mạng 2 năm qua và bắt đầu từ con số 0.
Chúng tôi bắt đầu với khách hàng là sinh viên hay giáo giáo viên và nhiều người khác. Hiện chúng tôi hướng tới khách hàng doanh nghiệp và ARPU (doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao) của chúng tôi là 23 USD. Chúng tôi cung cấp dịch vụ bằng cách khách hàng có thể ký hợp đồng 1 hoặc 2 năm để nhận được thiết bị kết nối WiMAX miễn phí hoặc máy tính xách tay hoặc netbook hoặc USB kết nối. Nếu khách hàng không ký hợp đồng dịch vụ thì phải trả tiền thiết bị.
Khi chính thức cung cấp dịch vụ, tại sao P1 phải hợp tác với các nhà sản xuất phần cứng? Chi phí của các thiết bị này có đắt không?
Hai tháng rưỡi trước khi bắt đầu cung cấp thiết bị có cài đặt sẵn kết nối WiMAX, chúng tôi đã hợp tác với Intel và 6 nhà sản xuất khác như Dell, Acer, Lenovo, MSI, Asus và Toshiba, vì vậy chúng tôi đã có thể phát triển rất nhanh với các máy tính xách tay hoặc máy netbook có sẵn kết nối Wimax trong đó. Bây giờ đã là thời bạn mua máy tính xách tay phải có kết nối 4G trong đó. Tất cả là công nghệ dựa trên IP, giá của thiết bị và hệ thống đang giảm rất nhanh.
Theo các chuyên gia, một công nghệ chiếm dưới 5% người sử dụng thì sẽ có rủi ro, ông có quan ngại rủi ro hay không?
Không, bởi vì mọi người đều hiểu rằng tất cả là dựa trên công nghệ dựa trên giao thức Internet (IP). Trên thế giới hiện nay chỉ có công nghệ WiMAX là dựa trên IP còn di động thì có công nghệ LTE. Vì vậy, điều quan trọng là công nghệ WiMAX đã chín, chúng ta có thể triển khai được trong khi LTE thì phải trong vòng một hoặc ba năm tới. Đối với chúng tôi, như một nhà mạng, chúng tôi có thể triển khai điều gì chúng tôi có thể.
P1 đã triển khai WiMAX, ông thấy điều kiện của Việt Nam có nên trên khai công nghệ này hay không?
Việt Nam chưa cấp phép chính thức cho WiMAX. Còn chúng tôi thì đã được cấp phép chính thức. Chúng tôi cũng bắt đầu với WiMAX cố định bởi hiện trong khu vực ASEAN, tỷ lệ sử dụng Internet băng rộng tại các hộ gia đình vẫn còn thấp. Ví dụ ở Malaysia là 15% và đến khi chúng tôi triển khai dịch vụ thì tỷ lệ này tăng lên là 25%.
Trong khi đó, tỷ lệ người sử dụng Internet băng rộng tại Việt Nam chỉ khoảng 3,8%, của Malaysia là 10% và đó chính là cơ hội cho chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta có di động băng rộng chứ không phải chỉ có di động thoại băng rộng. Tôi cũng không hiểu vì sao Việt Nam lại có tỷ lệ sử dụng di động hơn 100% mà chủ yếu vẫn là thoại. Vì vậy Việt Nam nên triển khai công nghệ WiMAX bởi vì đó là sự lựa chọn lớn.
Theo ông Việt Nam có nên triển khai LTE trong 3 năm tới?
Tôi đoán rằng Việt Nam phải đợi một thời gian khi nhu cầu của khách hàng về băng rộng dung lượng lớn hơn và nhanh hơn. Câu hỏi là công nghệ nào Việt Nam muốn phát triển trước thì các bạn phải cân bằng được cơ hội đó, cả việc dựa trên chi phí đầu tư.
Tuy nhiên, thế giới đang chuyển mình tới 4G và với công nghệ WiMAX, chi phí đang giảm rất nhanh và các nhà mạng có thể tạo ra bước nhảy vọt cho họ bởi vì cơ hội rất lớn. Nếu nhìn vào tỷ lệ người sử dụng Internet băng rộng tại Việt Nam thì cơ hội còn lớn. Do vậy Việt Nam chẳng cần phải đợt thêm để triển khai WiMAX, đầu tiên là cấp phép chính thức sau đó các nhà mạng phát triển và cung cấp dịch vụ 4G.
Cảm ơn ông!
Vân Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
» Cảm ơn bạn đã ghé qua blog và đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.