++ "THÀNH CÔNG CỦA BẠN SẼ CHẲNG CÓ NGHĨA LÝ GÌ KHI BẠN CHẲNG CÓ AI YÊU THƯƠNG ĐỂ CHIA SẺ! " ++

Albert Einstein 2



Albert Einstein - Nhà khoa học & nhà triết học 

Albert Einstein (1879–1955) là người Đức gốc Do Thái. Ông là nhà vật lý lý thuyết tương đối. Năm 1921, ông được trao giải thưởng Nobel về vật lý học. Khi Đức Quốc xã lên cầm quyền, ông di cư sang Mỹ (năm 1933); từ đó, ông giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Princeton.

Thuyết tương đối của Einstein với công thức nổi tiếng E = mc2 là nền tảng của sự phát triển năng lượng nguyên tử, là một trong những cơ sở khoa học của các lý thuyết hiện đại về vũ trụ. Ngoài ra, theo đánh giá của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu của ông còn góp phần không nhỏ vào việc khám phá những bí mật của ADN, vào cuộc cách mạng của công nghệ máy tính hiện đại, vào việc thúc đẩy tất cả các lý thuyết vật lý hiện đại cùng phát triển theo hướng hợp nhất giữa thế giới vi mô và thế giới vĩ mô.

Ngày 14-11-2002, cuộc triển lãm lớn nhất từ trước đến nay về cuộc đời và sự nghiệp của nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein được tổ chức tại Viện Bảo tàng về lịch sử tự nhiên của Mỹ ở New York. Tại cuộc triển lãm, Giáo sư vật lý lý thuyết Hanoch Gutfreund, cố vấn của Viện Bảo tàng, nhận xét: Einstein nổi tiếng không chỉ vì những cống hiến của ông cho khoa học, mà còn ở những quan điểm của ông về nhiều vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, đạo đức. Ông nói về chiến tranh và hoà bình, về tôn giáo, về nhân quyền, về chủ nghĩa dân tộc...Quan điểm của ông được bày tỏ một cách thẳng thắn, không khoan nhượng, nhiều khi có vẻ khi có vẻ ngây thơ, những người ta chú ý đến ông, lắng nghe ông nói.

Thông qua các tài liệu được công bố trong cuộc triển lãm và trên mạng Internet, gồm các sách, tài liệu do chính ông viết hoặc các tác giả khác viết về ông, cũng như những thư từ trao đổi quan điểm giữa ông với những người viết thư hỏi ý kiến ông, chúng ta biết được rằng Einstein không chỉ là nhà khoa học thiên tài, mà còn là một nhà triết học lớn. Quan điểm triết học của ông bao quát nhiều lĩnh vực quan trọng, từ vấn đề bản thể luận, nhận thức luận đến các vấn đề chính trị, xã hội, con người, đạo đức, tôn giáo,...Quan điểm triết học của ông thấm đượm tính duy vật biện chứng và tính nhân bản sâu sắc.


1. Về bản thể luận

Einstein khẳng định rằng thế giới tồn tại khách quan không phụ thuộc vào thần thánh và ý chí con người:good:. Theo ông, vũ trụ hoạt động theo quy luật khách quan, nhà khoa học không thể tin rằng Thượng đế (Chúa trời) lại có thể can thiệp vào sự vận hành của các thiên thể:().

Ông nói: “Hãy giả dụ rằng chúng ta đang nói về một nhà vật lý hay nhà khoa học lý thuyết, anh ta rất quen thuộc với những quy luật khác nhau của vũ trụ, thí dụ, các hành tinh quay quanh mặt trời và các vệ tinh quay quanh các hành tinh tương ứng như thế nào. Bây giờ, nhà khoa học này đã nghiên cứu và hiểu được những quy luật khác nhau đó, thì làm sao anh ta có thể tin rằng một vị Thượng đế lại có thể làm sai lệch quỹ đạo của những khối vật chất khổng lồ đó...Các quy luật tự nhiên không chỉ được khám phá về mặt thực tiễn nữa. Tôi không tin vào quan niệm về một vị Thượng đế được nhân cách hoá (an Anthropomorphic God) có sức mạnh can thiệp vào những quy luật tự nhiên”:().

Chính vì thế, theo Einstein, nhà khoa học không thể tin rằng một lời cầu nguyện có thể làm thay đổi được tiến trình các sự kiện:D. Ngày 19-1-1936, một học sinh lớp 6 ở New York, đã viết thư cho Einstein hỏi rằng các nhà khoa học có cầu nguyện không, và nếu có, thì họ cầu nguyện điều gì? Ngày 24-1, Einstein viết thư trả lời như sau: “Việc nghiên cứu khoa học dựa trên tư tưởng cho rằng tất cả mọi quá trình diễn ra đều bị quyết định bởi quy luật tự nhiên, và điều này cũng áp dụng cho mọi hoạt động của con người. Vì lẽ đó, một nhà nghiên cứu khoa học khó có khuynh hướng tin rằng những sự kiện lại có thể bị ảnh hưởng bởi một lời cầu nguyện, nghĩa là, một điều mong ước được khấn vời một thực thể siêu tự nhiên”.

Einstein cũng bác bỏ quan niệm tôn giáo về một vị Thượng đế quyết định hành vi và số phận của con người. Không dừng lại ở đó, ông còn vạch ra bản chất của vị thượng đế đó chính là phản ánh mục đích chủ quan và sự yếu đuối của con người;). Ông nói: “Tôi không thể hình dung một vị Thượng đế lại ban thưởng hay trừng phạt những vật do mình sáng tạo ra, một vị Thượng đế mà mục đích được phỏng theo mục đích của chúng ta – tóm lại, một vị thượng đế chẳng qua chỉ là phản ánh sự bạc nhược của con người mà thôi”.:()

Thực ra, Einstein có nói đến Thượng đế, nhưng đó là một vị Thượng đế hoàn toàn khác với Thượng đế của các tôn giáo đương thời. Thượng đế của Einstein, đó chính là thế giới, là giới tự nhiên với trật tự hợp lý của nó mà lý trí con người có thể nhận thức được; với những điều huyền diệu của nó mà con người mới chỉ nhận thức được một phần rất nhỏ. Quan niệm này của Einstein cũng giống như quan niệm phiếm thần luận của nhà triết học Hà Lan baruch Spinoza, 1632-1677. Spinoza cho rằng giới tự nhiên là thực thể duy nhất, tồn tại độc lập, không do ai sáng tạo ra; Thượng đế cũng chính là giới tự nhiên. Cho nên, khi được hỏi: “Ông có tin vào Thượng đế không?”. Einstein đã trả lời; “Tôi tin vào thượng đế của Spinoza đã mặc khải chính mình trong sự hài hoà có trật tự của những gì đang tồn tại, chứ không phải một vị Thượng đế liên quan đến số phận và hoạt động của con người”.

Einstein không chỉ chống lại quan niệm duy tâm khách quan về sự can thiệp của một lực lượng siêu tự nhiên, mà còn bác bỏ cả quan niệm duy tâm chủ quan về vai trò quyết định của ý chí con người. Năm 1934, phát biểu tại Hội nghị của Hiệp hội Hoa Kỳ vì sự phát triển của khoa học (American Association for the Advancement of Science), ông nói: “Con người càng thấm nhuần sự hiểu biết về tính quy luật của sự kiện, anh ta càng tin tưởng vững chắc rằng không có chỗ cho sự giải thích tính quy luật này bằng những nguyên nhân khác với tự nhiên. Đối với anh ta, không tồn tại những quy tắc của con người cũng như quy tắc của thần thánh với tư cách là nguyên nhân độc lập của các sự kiện tự nhiên”.

Do đó, Einstein kịch liệt chống lại ý chí luận (Voluntarism) – quan niệm cho rằng với ý chí của mình, cá nhân có thể thực hiện được tất cả những điều mà mình muốn. Theo Einstein, con người không có tự do tuyệt đối như các nhà triết học hiện sinh đã khẳng định. Hành động của con người tuân theo tính tất yếu khách quan không chỉ của thế giới bên ngoài, mà còn cả của chính bên trong mình. Ông nói: “Mỗi người hành động không chỉ do sự bắt buộc bên ngoài mà còn phải phù hợp với tính tất yếu bên trong”. Ông nói tiếp: “Tôi không tin vào sự tự do ý chí. Những lới nói sau đây của của Sôpenhauơ (Schopenhauer): “Con người có thể làm điều anh ta cần, nhưng không thể muốn có được mọi điều anh ta muốn”:good: đã đi theo tôi trong mọi tình huống trong suốt cuộc đời và đã hoà giải tôi với hành động của người khác, ngay cả khi những hành động này làm cho tôi khốn khổ”.

Einstein cũng không tin vào sự tồn tại của linh hồn bất tử. Ông nói: “Tôi không tin rằng cá nhân con người có thể tiếp tục sống sau cái chết của cơ thể, mặc dù những tư tưởng như vậy vì sợ hay do tính duy ngã đến lố bịch”:().

Là người phát minh ra thuyết tương đối, ông bác bỏ các quan niệm tôn giáo về sự bất tử tuyệt đối của cá nhân, tức quan niệm về cuộc sống vĩnh cửu ở kiếp sau. Theo ông, chỉ có sự bất tử chân chính duy nhất là sự bất tử của vũ trụ. Còn sự bất tử của cá nhân chỉ là một sự bất tử tương đối mà thôi. Ông nói: “Sự bất tử ư? Có hai loại. Loại thứ nhất nằm trong trí tưởng tượng của con người và do vậy chỉ là ảo tưởng. Chỉ có một sự bất tử tương đối (relative immortality), đó là sự duy trì trong ký ức về một con người qua một số thế hệ. Nhưng chỉ có một sự bất tử chân chính duy nhất, trên phạm vi vũ trụ, đó là sự bất tử của chính vũ trụ. Không có sự bất tử nào khác”:good:.

Quan niệm về sự bất tử tương đối của Einstein về sau được nhiều nhà khoa học, nhà triết học duy vật phát triển. Theo quan điểm triết học duy vật phát triển. Theo quan điểm triết học duy vật, linh hồn bất tử và cuộc sống ở kiếp sau là điều vô căn cứ và không thể tin được. Nhưng cái chết của một con người không đồng nhất với sự hư vô hoá, bởi hành động và ý thức của người đó vẫn được lưu giữ thông qua các thế hệ con cháu, thông qua những công trình mà người đó để lại cho hậu thế, thông qua những ký ức của nhiều thế hệ sau. Quan niệm này có một ý nghĩa đạo đức cao hơn quan niệm về sự bất tử tuyệt đối của tôn giáo mà Einstein cho rằng nó xuất phát từ tính ích kỷ, tính duy ngã (egoism, egoticism) của cá nhân.

2. Về nhận thức luận

Là nhà khoa học, Einstein đứng trên quan điểm duy vật về nhận thức. Ông không tin vào “Sự mặc phải” (reverlation), tức là sự tiết lộ của Thượng đế về những bí mật của thế giới cho một vài người, mà trái lại, con người nhận thức thế giới bằng chính lý trí của mình. Theo ông, mặc dù lý trí con người là nhỏ bé, nhưng là cái duy nhất mà con người có được để nhận thức thế giới.

Lúc đầu, giáo dục tôn giáo của nhà trường đã biến ông thành người ngoan đạo tin rằng, Kinh thánh là do chính Chúa trời mặc khải cho con người. Nhưng từ năm 12 tuổi, nhờ tiếp xúc với khoa học mà ông nhanh chóng đoạn tuyệt được với niềm vui mù quáng đó. Ông nói: “Nhờ đọc được những sách khoa học phổ thông, tôi nhanh chóng nhận ra rằng phần nhiều những câu chuyện trong Kinh thánh là không thể có thực”:().

Einstein kịch liệt phê phán nạn mê tín dị đoan cùng những lý thuyết bịa đặt về khả năng nhận thức những bí mật của thế giới thông qua sư liên hệ trực tiếp của linh hồn con người với thần thánh, như chủ nghĩa duy linh (Spiritualism), chủ nghĩa thần trí (Theosophy). ông nói: "Khuynh hướng thần bí của thời đại chúng ta đặc biệt thể hiện ở sự gia tăng đột ngột của cái gọi là chủ nghĩa thẩn trí và chủ nghĩa duy linh, theo tôi chỉ là dấu hiệu của yếu đuối và sự nhầm lẫn. Bởi vì những kinh nghiệm nội tâm của chúng ta chỉ là những biểu tượng và sự kết hợp những ấn tượng cảm tính, do đó quan niệm về một linh hồn không có cơ thể đối với tôi hình như chỉ là sự trống rỗng và vô nghĩa"(10).

Là nhà khoa học lý thuyết, tất nhiên Einstein cũng không ủng hộ chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) cũng như biểu hiện hiện đại của nó là chủ nghĩa thực chứng mới (Neo-positivism). Tuy nhiên, Einstein cũng chỉ ra những hạn chế của chủ nghĩa duy lý (rationalism). ông nói: "Đúng là niềm tin cần phải dựa một cách tất nhất trên kinh nghiệm và tư duy. Về điểm này, chúng ta phải đồng ý một cách không ngần ngại với những người duy lý cực đoan. Tuy nhiên, điểm yếu của quan điểm này là ở chỗ, nhiều điều tin tưởng đóng vai trò tất yếu và quyết định hành vi ứng xử và sự phán xét của chúng ta lại không chỉ được tìm thấy bằng phương pháp khoa học cứng nhắc. Bởi vì, phương pháp khoa học chỉ dạy cho chúng ta không có gì khác hơn là các sự kiện liên hệ với nhau, quy định lẫn nhau như thế nào. Khát vọng vươn tới tri thức khách quan là cái tối cao mà con người có khả năng đạt được, và các bạn chắc sẽ không nghi ngờ tôi có ý định xem nhẹ những thành tựu và những nỗ lực anh hùng của con người trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cũng rõ ràng rằng tri thức về cái đang tồn tại sẽ không mở cửa trực tiếp đi đến tri thức về cái sẽ phải tồn tại. Một người có thể có tri thức rõ ràng nhất, hoàn chỉnh nhất về cái đang tồn tại, nhưng không thể từ đó mà suy diễn ra rằng cái gì sẽ là mục đích của những khát vọng của con người chúng ta" (11).

Chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa thực chứng tuyệt đối hóa vai trò của tri thức kinh nghiệm hoặc tư duy lôgíc, nhưng theo Einstein, những tri thức và niềm tin của chúng ta nhiều khi không dựa trên những cái đó. Có những điều mà chúng ta tin là tất đẹp trong cuộc sống nhưng chúng ta không thể chứng minh bằng tư duy lôgíc được.

Tất nhiên, Einstein không quy những cái đó thành "cái phi lý" như các nhà triết học hiện sinh. Đồng thời, ông cũng không đồng ý với quan niệm của các đại biểu của chủ nghĩa thực chứng, một trào lưu triết học đang thịnh hành ở nhiều nước phương Tây lúc bấy giờ, quy mọi tri thức của chúng ta về sự quan sát trực tiếp hoặc về các công thức toán học và lôgíc học.

Theo ông, sự quan sát và thực nghiệm khoa học chỉ giúp chúng ta giải thích một số hiện tượng đang tồn tại; lý tính của con người còn rất hạn chế và những công thức lôgíc còn quá chật hẹp, chưa đủ khả năng để giải thích tất cả mọi điều. Do đó, chúng ta phải dựa ' vào toàn bộ kinh nghiệm sông của các thế hệ đi trước cũng như của chính mình và nhiều khi còn phải nhờ đến trực giác khoa học. ông nói: "Tôi không tin bất cứ quan niệm nào về Thượng đế dựa trên sự sợ hãi trong cuộc sống và cái chết. Tôi không thể chứng minh được rằng không có một vị Thượng đế có nhân tính, nhưng nếu tôi nói về ông ta thì tôi sẽ là kẻ bịa đặt" ... "Tôi tin vào tình hữu ái của con người và tính độc đáo của cá nhân. Nhưng nếu bạn bảo tôi phải chứng minh điều tôi tin thì tôi không thể làm được. Chúng ta biết đó là những điều chân thật nhưng chúng ta có thể mất cả đời người mà không thể chứng minh được chúng"(12).

Mặc dù lúc bấy giờ có những lý thuyết khoa học "đã đặt tính nhân quả cơ giới trong sự nghi ngờ", nhất là phủ nhận nó trong thế giới vi mô , thí dụ, cơ học lượng tử của Max Planck, lý thuyết nguyên tử của Niels Bohr, nhưng Einstein vẫn tin vào sự thống nhất giữa thê' giới vĩ mô và vi mô, vào tính phổ biến của quyết định luận duy vật trong cả hai thế giới đó. ông đã dành 30 năm cuối của cuộc đời để chứng minh cho niềm tin đó, nhưng ông thú nhận đã không thành công. Tuy nhiên, theo nhận xét của Giáo sư vật lý lý thuyết Hanốc Gútphaunđơ, cố vấn của Viện Bảo tàng về lịch sử tự nhiên của Mỹ ở New York, thì Einstein đã thành công, vì những cố gắng của ông đã thúc đẩy các lý thuyết khoa học hiện đại cùng phát triển theo hướng đó.

3. Về quan điểm chính trị - xã hội

Lý tưởng của Einstein là một xã hội công bằng và bình đẳng, trong đó không có sự phân biệt giai cấp, phân biệt chủng tộc. ông đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa apartheìd. ông ủng hộ chế độ dân chủ, trong đó mọi cá nhân được tôn trọng và bảo vệ, nhưng đồng thời ông cũng chống lại tệ sùng bái cá nhân. Ông nói: "Quan điểm chính trị của tôi là chế độ dân chủ. Hãy để mọi cá nhân được tôn trọng vả không có người nào được thần tượng hóa" . . . "Tôi chống lại chủ nghĩa dân tộc, dù nó có đội lốt chủ nghĩa yêu nước". . . "Đặc quyền đặc lợi dựa trên địa vị và tài sản, đối với tôi, là bất công và có hại, cũng như sự sùng bái cá nhân một cách quá đáng"... "Bình đắng xã hội và sự bảo trợ về kinh tế cho cá nhân, theo tôi là những mục đích cộng đồng quan trọng nhất của nhà nước" (13).

Einstein ủng hộ hòa bình, chống chiến tranh. Theo ông, nếu một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba nổ ra thì nhân loại sẽ trở lại thời kỳ đồ đá:help1:. ông nói: Tôi không biết người ta sẽ sử dụng loại vũ khí gì trong chiến tranh thế giới lần thứ ba. Nhưng trong chiến tranh thế giới lần thứ tư, chắc chắn người ta sẽ sử dụng cây gậy và hòn đá :D. Einstein có cách tiếp cận một cách duy vật về đạo đức. ông bác bỏ quan niệm về nguồn gốc thần thánh của đạo đức. Theo ông, "Hành vi đạo đức của một người phải dựa một cách có hiệu quả trên tình cảm, giáo dục, quan hệ và nhu cầu xã hội; không cần có một cơ sở tôn giáo nào. Con người sẽ thật là tồi tệ nếu anh ta phải kiểm chế vì sợ bị trừng phạt hoặc hy vọng ở sự ban thưởng sau khi chết"(14).

Trong một cuộc trao đổi ý kiến, Peter A.Bucky đã hỏi Einstein: "ông có nghĩ rằng hầu hết mọi người cần tôn giáo để kiểm soát họ chăng:help1:?". Einstein đáp: Không, rõ ràng không. Tôi không tin một người phải kiềm chế trong hành vi hàng ngày của mình vì sợ trừng phạt sau khi chết hoặc anh ta phải làm như vậy để được ban thưởng sau khi chết.

Điều đó thật vô nghĩa. Sự chỉ dẫn đúng đắn trong cuộc sống của con người là gánh nặng trách nhiệm mà anh ta đặt nó lên đạo đức và khối lượng của sự quan tâm mà anh ta dành cho người khác. Giáo dục có vai trò to lớn trong lĩnh vực này. Tôn giáo không được gây ra sự sợ hãi trong cuộc sống và sự sợ hãi về cái chết, mà phải thay vào đó bằng sự phấn đấu để đạt đến tri thức lý tính"(15).

Theo Einstein, những nguyên tắc đạo đức phải xuất phát từ mục đích phục vụ cho sự tồn tại và hạnh phúc của con người; nếu làm theo chúng thì "sẽ mở rộng tối đa phạm vi của sự an toàn, sự thỏa mãn và thu hẹp đến mức tối đa tình trạng đau khổ”( 16) của con người.

Chú thích:

(1) Dẫn theo: Peter A. Bucky with allen G Weaklan, Andrews and McMeel, The Private

(2) Albert Einstein: The Human Side. Selected and Edited by Helen Dukas and Banish Hollman Princeton University Press, 1979, P.32.

(3)Albert Einstein The word as i see. It philosophical Library, New York, 1949, pp.24 -28.

(4) Albert /einstein: Philosopher – Scientist. Edited by Paul Arthur Schilpp, The open Court Publishing Co., La Salle, Illinois, Third Edition, 1970, pp, 659 -660.

(5)Albert Einstein: Ideas and opinons. Based on Mein Weltbild, edited by Carl Seelig, New Yord, Bonzana Books, 1954, pp. 8 -11.

(6) Albert Einstein: The word as i See it. Ibid pp. 24 -28.

(7) Albert Einstein:, All the Questions You Ever wanted to ask American Atheists, vol. II. Quoted by Madalynn Murray O’ hair, 1982, p. 29.

(8) Xem: Nguyễn Tần Hùng. Quan niệm về sự bất tử của con người. Tạp chí Tâm lý học, số 10, 2002, tr.59 -63.

(9) Albert Einstein: Philosopher – Scientist. Ibid.,pp. 659 -669.

(10) Albert Einstein: Phi/osopher - Scientist. Ibid., pp. 659 - 669.

(11) Ronald W. Clark. Einstein : The Life and Times. World Pub. Co. , New York, 1971 , p. 622.

(12) Albert Einstein: Ideas and Opinions. Ibid., pp. 8-11.

(13) Albert Einstein: Ideas anđ Opinions. Ibid., pp. 8-11

(14) Albert Einstein. Religion and Science. New York Times Magazine, 9 November 1930.

(15) Peter A. Bucky wìth Allen G.Weakland, Andrews and McMeel. The Private Albert Einstein. Kansas Cây, 1992, pp. 85 - 87.

(16) Albert Einstein. Out of My Later Years. Philosophical Library. New York. 1950, pp. 15 - 20.
Einstein - Chiến sĩ vì hòa bình 

Ngày nay, không ít người cho rằng Einstein tích cực đấu tranh chống sử dụng vũ khí hạt nhân là do sự ân hận đã ký tên vào lá thư ngày 2/8/1939 khuyến cáo Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ Roosevelt cho xúc tiến nghiên cứu phản ứng phân hạch dây chuyền urani dẫn đến đề án Manhattan chế tạo bom nguyên tử. :chair:

Ngày 6/8/1945, Mỹ đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima và 3 ngày sau đó (9/8/1945) quả bom nguyên tử thứ hai đã rơi xuống đầu nhân dân thành phố Nagasaki. Gần 200.000 người dân vô tội Nhật Bản đã trở thành nạn nhân của vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt. Di chứng phóng xạ vẫn còn kéo dài đến ngày nay.

Thực ra, khi ký tên vào lá thư, Einstein chỉ không muốn cho Đức quốc xã có trước một loại vũ khí hủy diệt. Ông suy tính đơn giản rằng Chính phủ Mỹ không bao giờ sử dụng loại vũ khí khủng khiếp đó trong bất kỳ tình huống nào, trừ khi an ninh của nước Mỹ bị đe dọa nghiêm trọng. Einstein, một người luôn luôn kiên định theo chủ nghĩa hòa bình, đã bị lừa:chair:.

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Einstein tận dụng mọi cơ hội kiên quyết lên án chính sách ngoại giao của Mỹ dựa trên sự độc quyền vũ khí hạt nhân, lên án mọi hành động gây căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia trong cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ chủ xướng.

Năm 1948 trong Lời kêu gọi đối với giới trí thức ông nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà khoa học trong cuộc đấu tranh ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và trước đó một năm, tại phiên họp long trọng của Liên Hiệp Quốc ở New York, Einstein kêu gọi mọi người phải nỗ lực để đạt tới “Sự hiểu biết trọn vẹn giữa các dân tộc, các quốc gia có các chính kiến khác nhau”.

Ngày 31/1/1950 Tổng thống Mỹ Truman công bố chương trình chế tạo các loại vũ khí hạt nhân, bao gồm cả bom khinh khí. Ngày 12/2/1950 Einstein đã lập tức lên tiếng trên đài truyền hình cảnh báo nhân dân Mỹ và toàn thế giới hậu quả khủng khiếp của vũ khí hạt nhân này.

Lời cảnh báo của nhà bác học có uy tín quốc tế lớn nhất lúc bấy giờ đã dấy lên phong trào phản đối việc chế tạo bom khinh khí ngay trong lòng nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Ngay ngày hôm sau báo chí ở Mỹ và nhiều tờ báo trên thế giới đã chuyển tiếp lời cảnh báo của Einstein. Nhưng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân vẫn tiếp diễn giữa hai cường quốc Mỹ và Liên Xô.

Einstein ý thức rằng lời kêu gọi lẻ loi không có ảnh hưởng lớn, nên dù sức khỏe đã giảm sút đến mức đáng lo ngại, ông đã hưởng ứng lời kêu gọi của Russel ra lời kêu gọi do một số nhà khoa học có uy tín quốc tế cùng ký tên... và Lời kêu gọi Russel - Einstein đã ra đời. Einstein đã ký tên vào lời kêu gọi ngày 11/4/1955, một tuần trước khi qua đời trong niềm tôn kính và tiếc thương của toàn nhân loại.


Einstein - Nhà văn đa tài 

Einstein thời niên thiếu

 Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài. :good:

Mặc dầu Einstein viết khỏe, nhưng chính ông lại không nghĩ mình là nhà văn. “Hồi trước tôi đâu có biết là người ta sẽ đón từng lời bình thường nhất của tôi và ghi chép chúng lại. Nếu biết thế tôi đã thụt sâu vào trong cái vỏ mai của tôi rồi” - ông tâm sự với người viết tiểu sử của ông là Carl Seelig năm 1953.

Vào thời điểm đó, hai năm trước khi mất, kho lưu trữ riêng của ông đã gồm 20.000 tài liệu khác nhau, trong đó hàng nghìn tài liệu do ông viết. Đến hôm nay kho lưu trữ đã tăng gấp đôi.

Nhà bác học, triết gia, nhà nhân văn, người theo chủ nghĩa hoà bình, Einstein còn là một nhà văn tài năng và được trích dẫn khá nhiều. Do ông viết chủ yếu bằng tiếng Đức, nên khi dịch ra hàng chục thứ tiếng khác, ý tưởng của ông đã bị rơi vãi ít nhiều.

Các dịch giả khá khó khăn khi muốn dịch văn ông một cách trung thực, vì họ phải đưa ngôn từ của ông đi đường vòng, mà điều đó lại khiến câu văn mất nhịp điệu. Hơn thế, nhiều từ của Einstein bị dịch sai khiến người đọc không còn nhận ra bản gốc nữa. Giống như nhiều nhà văn khác, tốt nhất là nên đọc Einstein bằng tiếng mẹ đẻ của ông.

Các nhà nghiên cứu Einstein cho rằng, bí mật về việc viết lách của ông có thể giải mã trong câu trả lời phỏng vấn của ông: “Tôi quen nghe và nói rồi. Viết đối với tôi là cái gì đó khó khăn lắm”.

Thế nhưng, như Giáo sư John Stachel, nguyên là giám đốc Dự án về các tác phẩm của Einstein (Einstein Papers Project) nói: “Ngôn từ của ông vẫn tuôn ra một cách dễ dàng. Ông viết giống như ông nói, không cần phải gắng gượng tí nào. Tôi nghĩ, ông nghe được ngôn từ trước khi ông viết, và chỉ khi chúng đã vang lên trong ông, ông mới đưa chúng ra trang giấy. Nhiều nhà thơ sáng tác theo kiểu này, nhưng tôi không nghĩ các nhà khoa học cũng làm như thế”. Có lẽ kiểu viết này bắt nguồn từ thói quen hồi nhỏ, khi cậu bé Albert thoạt đầu nói thầm trong đầu, sau đó mới nhắc lại thành lời các từ cần nói.

Einstein chưa bao giờ sử dụng tiếng Anh lưu loát, cả khi nói lẫn khi viết. Vào thời của ông, tiếng Đức là ngôn ngữ của khoa học, nên ông không có nhu cầu với tiếng Anh cho đến khi sang định cư ở Mỹ lúc đã 54 tuổi.

Nếu phải viết một bài báo khoa học hoặc bức thư trao đổi, thoạt đầu Einstein nháp bằng tiếng Đức, sau đó thư ký hoặc đồng nghiệp mới dịch sang tiếng Anh. Đôi khi họ viết sẵn thư, còn ông chỉ cần ký vào là xong.

Ví dụ nổi tiếng nhất là bức thư của Einstein gửi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt cảnh báo khả năng Đức Quốc xã sẽ sản xuất bom nguyên tử là do nhà vật lý Leo Szilard viết.

Sản phẩm tinh thần của Einstein được chia thành mấy dạng sau: Dạng thứ nhất, tất nhiên là các bài viết khoa học đưa ông lên đỉnh vinh quang. Những bài viết này được giới khoa học thừa nhận là có văn phong rất đơn giản, rõ ràng.

Dạng thứ hai, là các bài tiểu luận chính trị và nhân văn cho ta thấy phạm vi quan tâm rất rộng của ông. Những dẫn chứng rõ nhất về dạng này có thể tìm thấy trong cuốn sách “Các tư tưởng và quan điểm” đã được xuất bản từ 50 năm trước.

Dạng thứ ba, là các bức thư đánh máy và viết tay của ông, trong đó dài nhất có lẽ là bức gửi nhà vật lý học người Hà Lan H.A. Lorenz, một người mà Einstein rất ngưỡng mộ.

Các nhà nghiên cứu nhiều năm qua đã dựa trên những bức thư này để tìm hiểu con người, tính cách, hành động của Einstein, trao đổi về con đường dẫn đến các ý tưởng khoa học của ông. Qua những bức thư này, chúng ta thấy cảm giác hài hước, nhân văn, những nỗi bức xúc, đam mê của ông. Ông viết về hòa bình, về phụ nữ, âm nhạc, hút tẩu, du thuyền, sự cấm đoán, chiến tranh, động vật...

Hai trường hợp sau đây điển hình cho tính hài hước của ông. Một lần thuỷ thủ đoàn của một con tàu đặt tên cho chú mèo do họ nuôi là Einstein. Ông viết thư gửi thuyền trưởng, trong đó có đoạn mô tả phản ứng của chú mèo nhà ông như sau: “Chú mèo chỗ chúng tôi rất lấy làm quan tâm đến chuyện này, thậm chí chú còn hơi ghen một chút nữa. Nguyên do là tên của chú ta là Tiger (hổ), mà cái tên này, không như chú mèo chỗ các ông, chả nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng với nhà Einstein cả”.

Hoặc một lần khác, nhóm phụ nữ bảo thủ “Những người con gái cách mạng Mỹ” (the Daughters of the American Revolution) phản đối chuyến thăm Mỹ của Einstein năm 1932, và ông đã trả lời: “Chưa bao giờ tôi bị phái đẹp phản đối một cách kịch liệt như vậy, mà nếu có thì cũng chưa bao giờ từ nhiều người một lúc như vậy”.

Chuyện riêng tư của Einstein cũng có thể tìm hiểu qua các bức thư của ông. Năm 1900, chàng trai trẻ Einstein viết cho người yêu là Mileva: “Khi em không bên anh, anh thấy thiếu cái gì đó. Anh đứng ngồi không yên. Khi đi xa, anh lại muốn về nhà. Khi nói chuyện với mọi người, anh lại muốn suy ngẫm”.

Sau đó một đoạn, Einstein viết tiếp: “Làm sao mà anh sống thiếu em được cơ chứ, em bé bỏng, nhưng là tất cả đối với anh. Thiếu em anh không còn thấy tự tin, không đam mê với công việc, không vui thú với đời”:p.

Đến năm 1919 thì quan hệ giữa hai người bắt đầu gặp trục trặc, và Einstein viết thư gửi cô em họ Elsa và là cô vợ tương lai: “Vợ anh là một sinh linh thiếu thân thiện, không có tính hài hước, một người không rút ra được cái gì vui vẻ từ đời cả, một người mà chỉ với sự hiện diện nhỏ nhoi của mình đã tước mất của người khác niềm vui sống...”.

Ông viết cho Marie Curie: “Tôi buộc phải thừa nhận với bà rằng tôi rất khâm phục trí tuệ của bà, sức sáng tạo của bà, sự trung thực của bà”. Trong khi đó, sau lưng bà ông lại nói trộm: “Madame Curie là một người rất thông minh, nhưng cũng lạnh như đá vậy”.

Năm 1919, khi Einstein đã nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ một nhóm các nhà bác học Anh chứng minh sự đúng đắn trong thuyết tương đối của ông, ông viết cho một người bạn: “Cùng với sự nổi tiếng, tôi càng thấy mình ngu đi, mà dĩ nhiên đó lại là hiện tượng phổ biến”.

Dạng tác phẩm thứ tư, ít ai biết rằng Einstein còn học viết châm ngôn và cả làm thơ nữa. Đây là một số câu châm ngôn trong hàng trăm câu tìm thấy trong kho tư liệu của ông: “Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức. Tri thức là hữu hạn, còn trí tưởng tượng thì có mặt khắp nơi” (1929); “Ai mà muốn phán xét Sự thật và Tri thức thì chỉ bị thánh thần cười nhạo mà thôi ” (1948); “Ý định kết hợp cả sự minh triết và quyền lực rất hiếm khi thành công, mà nếu thành công thì cũng chỉ được lúc mà thôi” (1948); “Lòng chung thủy bị ép buộc chỉ là thứ quả đắng mà thôi” (trả lời một phụ nữ có chồng hay lăng nhăng năm 1953); “Chỉ có một con đường đưa con người đến sự vĩ đại, đó là sự khổ ải” (năm 1947, bình luận về hoàn cảnh khốn khổ của người da đen ở Mỹ).

Thơ của Einstein khó dịch hơn nhiều. Ông thường sáng tác những đoạn thơ ngắn, hài hước và đầy trìu mến gửi các bạn gái của ông. Thơ ông có giọng vô tư, và có lẽ nên xếp vào hạng thơ dở. Đó là những dòng thơ cặp đôi hai câu có vần xen vào những bức thư, hoặc đề vội vào những tấm bưu thiếp hay sau ảnh của ông.

Cuối cùng, Einstein là người hay ghi chép, ít nhất trong thời kỳ ông hay du ngoạn từ năm 1922 đến 1932 đến các nước Nhật Bản, Palestine, Tây Ban Nha, Nam Phi và Mỹ, kể lại những ấn tượng và quan sát về từng nước và người dân ở đó.

Đó chỉ là những dòng ghi chép ngắn, nhưng cũng cho thấy một con người rất hay để tâm đến chuyện xung quanh và biết tận hưởng niềm vui được chứng kiến tận mắt những nền văn hoá khác.

 Albert Einstein - Đỉnh cao của khoa học và nhân văn 

Steven Weinberg (nhà vật lý Mỹ, giải thưởng Nobel 1979), đã kết thúc cuốn sách "Ba phút đầu tiên – một cách nhìn hiện đại về vũ trụ” bằng một ý tưởng độc đáo: "Sự cố gắng hiếu biết về Vũ trụ là một trong rất ít cái làm cho đời sống con người được nâng lên cao hơn trình độ của một hài kịch và cho nó một phần nào dáng đẹp của một bi kịch”.

Albert Einstein đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời đầy bi kịch của mình cho "sự cố gắng hiểu biết về vũ trụ” ấy với cả một vầng hào quang các giai thoại hài hước, cùng với dáng điệu ngộ nghĩnh không trộn lẫn vào đâu được, nhưng gần gũi với tất cả mọi người, như kiểu vua hề Charlie Chaplin.

Sự hiểu biết về Vũ trụ mênh mông, huyền bí luôn luôn là khát vọng cháy bỏng của con người. Ta là ai? Ta từ đâu tới và sẽ đi về đâu? Đâu là điểm tựa của Đức Tin duy trì sự trương tồn của nhân loại? Nhũng câu hỏi huyết mạch muôn thuở ấy đã thôi thúc con người tìm hiểu nguồn gốc của Vũ trụ, của vật chất, của không gian và thời gian. Và chính những quan niệm (hay là sự hiểu biết) ấy là nguồn gốc của mọi nền Văn minh và Văn hóa.

Trong suốt hơn năm trăm nghìn năm lịch sử của mình, loài người mới chỉ có hai lần may mắn được chứng kiến những thay đối có tính cách mạng trong những quan niệm đó. Lần thứ nhất do nhà thiên văn học Ba Lan kiệt xuất, Copernic (1473- 1543), mở đầu bằng một kết luận khoa học bác bỏ quan điểm "Trái đất là trung tâm Vũ trụ!". Kết luận ấy đã xé tan bức màn đen của đêm dài Trung cổ, đưa loài người sang thời kỳ Phục hưng. Đó chính là cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất với sự hình thành và phát triển vật lý - thiên văn cổ điển do công lao sáng tạo của nhiều thế hệ các nhà khoa học, mà tiêu biểu là Kepler (Ba Lan), Galilée (Ý) và Newton (Anh).

Einstein là người đột phá trong cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai, đúng vào lúc khoa học cổ điển tương chừng như sắp có thể hoàn chỉnh sự mô tả toàn bộ Vũ trụ bằng giả thuyết chất ête (ether) tràn ngập không gian. Với trí tưởng tượng , siêu đẳng và trực giác bẩm sinh, Einstein đã làm đố vỡ nền móng của khoa học cổ điển bằng lập luận khoa học xác đáng phủ nhận sụ tồn tại của chất ête, và do đó phủ nhận luôn cả hai cái tuyệt đối của khoa học cổ điển (không gian tuyệt đối. Và thời gian tuyệt đối) bằng Thuyết tương đối bất hủ của mình. Lúc đó, cả thế giới triết học lẫn khoa học đã chao đảo như có ai đó, (hẳn là Einstein rồi!), rút mạnh tấm thảm dưới chân mình. Cùng với Thuyết lượng trang Einstein cũng đóng góp một phần không nhỏ, Thuyết tương đối của riêng Einstein là phiến đá tảng của nền khoa học và công nghệ hiện đại - một trong vài ba nét đặc trưng quan trọng nhất của thế kỷ XX. Vì thế, Einstein đã được cộng đồng các nhà khoa học thế giới chọn làm biểu tượng của thế kỷ vừa qua - thế kỷ của khoa học và cồng nghệ ( Tạp chí "Time", số 31/12/1999).

Cuộc đời của Einstein đã không suôn sẻ ngay từ nhỏ. Bên cạnh người mẹ độc đoán, cậu bé Einstein chậm biết nói và hay "nổi loạn" chỉ có được một niềm an ủi duy nhất: bà đã khuyến khích con mình ham mê âm nhạc cổ điển và chơi đàn violon. Với người bố dễ dãi và thất bại liên tục trong kinh doanh, Einstein chỉ còn giữ một kỷ niệm duy nhất về một món quà đã gây cho cậu thú vui tò mò đầu tiên: chiếc la bàn (vì sao đầu kim của nó luôn quay về phương Bắc ?). Einstein đã phải tự quyết định con đường học tập của mình từ năm 15 tuổi. Từ bỏ trường trung học có khuynh hướng quân sự, Einstein sang Thụy Sĩ và tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Zurich rồi làm việc tại cơ quan đăng ký sáng chế - phát minh. Chính ở đây, vào năm 1905, ông đã công bố các kết quả nghiên cứu khoa học của mình (khi 26 tuổi). Chỉ với hai bài báo rất ngắn gọn, trình bày hai công trình nghiên cứu quan trọng nhất, Einstein đã trở thành một trong các nhà vật lý hàng đầu thế giới. Một trong hai bài báo đó trình bày kết quả nghiên cứu về hiện tượng quang - điện mà sau này, vào năm 1921, đã mang lại cho ông giải thưởng Nobel. Trớ trêu thay, công trình nghiên cứu mang lại cho ông niềm vinh quang bất diệt lại đã không hề nhận được bất kỳ giải thưởng nào: công trình về Thuyết tương đối hợp với những kết quả làm đảo lộn toàn bộ khái niệm đương thời về không gian, thời gian và thực tại (Reality).

Trong công trình này, Einstein đã đặt ra bài toán: nếu ta trưởng một con tàu chuyển động với vận tốc bằng tốc độ ánh sáng thì ta sẽ thấy sóng ánh sáng thế nào? Liệu ta có thấy không gian và thời gian khác đi so với bình thường ta vẫn thấy? ông đã giải bài toán ấy một cách chính xác và đi đến các kết luận kinh hoàng đối với khoa học thời đó: tốc độ ánh sáng là không đổi , gần bằng 300.000 km/giây, bất kể ta chuyển động về phía nguồn sáng hay ngược lại. Và không gian cũng như thời gian là tương đối: nếu tốc độ chuyển động của con tầu gần bằng tốc độ ánh sáng, thì thời gian trên con tầu chậm hơn so với lúc nó đứng yên (hoặc chuyển động chậm hơn), đồng thời chính con tầu cũng sẽ trở nên ngắn hơn và nặng hơn. Nói cách khác, không tồn tại chất ête và không có cái gì là tuyệt đối cả. Quan điểm này về sau đã lan truyền sang các lĩnh vực văn học, nghệ thuật... thậm chí cả đạo đức trong suốt thế kỷ XX.

Đi xa hơn nữa, Einstein còn chứng minh rằng năng lượng và vật chất (khối lượng) là hai mặt khác nhau của cùng một thục thể. Quan hệ giữa chúng được mô tả bằng một phương trình rất đơn giản nhưng lại cực kỳ lợi hại: E = mc2 (E là năng lượng được giải phóng khi vật chất bị hụt đi một khối lượng bằng m, c là tốc độ ánh sáng). Đây chính là nguồn gốc của năng lượng nguyên tử, và đau đớn thay (như sau này ông tùng than thở) của cả bom nguyên tử nữa!

Ngay từ năm 1907, ông đã nhận thấy Thuyết tương đối hẹp của mình tuy phù hợp với các định luật Điện - Từ trường (đã được xác lập một cách hoàn chỉnh), nhưng không tương thích với Định luật Trọng trường của Newton (đã được xác lập một cách còn có vẻ như hoàn chỉnh hơn!). Định luật Newton đã dẫn đến kết quả là: nếu ta thay đổi sự phân bố vật chất ở một vùng nào đó trong không gian thì trọng trường trong toàn bộ Vũ trụ tức thời thay đổi. Có nghĩa là về nguyên tắc có thể truyền tín hiệu với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng, và hơn thế nữa, thời gian là tuyệt đối. Điều đó mâu thuẫn với Thuyết tương đối hẹp. Để khắc phục mâu thuẫn này, Einstein đã lập luận rằng, ắt phải có một mối liên hệ nào đó giũa trọng trường và chuyển động gia tốc. Mối liên hệ đó được ông -mô tả bằng sự uốn cong của không- thời gian bốn chiều (ba - chiều không gian và một chiều thời gian) dưới tác động gian) dưới tác động của khối lượng (năng lượng). Đó chính là Thuyết tương đối tổng quát, khác với Thuyết tương đối hẹp ở chỗ có sự hiện diện của trọng trường. Einstein đã công bố công trình đồ sộ này của mình vào năm 1916, có lẽ đó là đỉnh cao nhất trong cuộc đời sáng tạo của ông.

Từ đây cho đến khi qua đời, Einstein không làm được gì đáng kể hơn cho khoa học nữa, mặc dầu ông đã dồn tất cả tinh lực của mình cho niềm đam mê cuồng nhiệt: tìm hiểu chân lý khoa học về nguồn gốc vũ trụ. Cũng bắt đầu từ đây, cuộc sống riêng của ông gặp nhiều trắc trở, và như để bù lại , tiếng tăm của ông càng ngày càng nổi như sóng cồn.

Tình duyên lỡ dở với người bạn gái thông minh cùng lớp, cùng mê say cả vật lý lẫn âm nhạc là bi kịch nặng nề của đời ông. Sau khi đứa con ngoài pháp luật của họ chết ngay sau khi ra đời. Einstein vẫn cưới người yêu của mình mặc cho gia đình phản đối. Họ đã chia tay nhau sau một thời gian ngắn, rồi lại chung sống, để rồi lại vĩnh viễn chia tay vào năm 1919. Khi chia tay, Einstein hứa dành tiền thưởng của giải Nobel, mà ông tin chắc là sẽ có được, cho vợ và hai người con trai của họ. Hai năm sau, khi nhận giải thưởng, ông đã làm đúng như điều đã hứa.

Trong khoa học, Einstein cũng không còn may mắn nữa. Ông đã tự mình làm hồng phần nào vẻ đẹp toàn bích của Thuyết tương đối tổng quát bằng cách thêm vào phương trình nguyên thuỷ "hằng số vũ trụ” một cách vô căn cứ hòng chứng minh vũ trụ là "vô thủy vô chung" (như mọi người, kể cả ông, tưởng thế!). Giá như ông không “bịa" ra cái hằng số quái quỷ ấy, thì phương trình của ông đã mô tả đúng: Vũ trụ đang nở sau một vụ nổ lớn Bia Bang, đúng như mô hình chuẩn của vũ trụ mà ngày nay được coi là gần với hiện thực nhất.

Trong lúc cả gan “bịa" ra "hằng số vũ trụ” thì Einstein lại không thể nào chấp nhận nổi sự mập mờ “bất khả trị” của cơ học lượng tử ( bài “Bohr chưa hắn đã sai” của tác giả, Tạp chí Tia Sáng số 6/1999). Nhiều lần trong khi tranh luận với Bohr, người bênh vực một cách không nhân nhượng hệ thức bất định Heisenberg, Einstein cứ lúc lắc cái đầu to với mớ tóc bù xù và lẩm bẩm: “Thượng đế không chơi trò xúc xắc!". Có lần Bohr nổi giận, vặc lại: “Thôi đi Anhxtanh, đừng bảo Thượng đế phái làm gì ?” Điều đó đã giày vò Einstein suốt đời, đến nỗi trước khi mất một năm, năm 1954, ông còn than vãn: "Tôi chắc giống như con đà điểu, rúc đầu mãi vào đông cát thấy con quỷ “tương đối” để khỏi phải tìm thấy con quỷ “Lượng tử” . Khốn thay trong đống cát 'Tương đối" ấy ông càng trở nên bất hạnh hơn: suốt ba mươi năm cuối đời ông đã sa lầy vào cái "bẫy" Lý thuyết trường thống nhất (chứa đựng cả điện - từ trường và trọng trường) mà không sao thoát ra được. Ngày nay, Lý thuyết trường thống nhất vẫn còn là giấc mơ xa vời của các nhà vật.

Trong những năm 20, Einstein đã sống trong hoàn cảnh bị kìm kẹp bởi chủ nghĩa bài Do thái của Đức quốc xã, nhất là sau khi ông cùng ba nhà khoa học Đức khác, ông sang Mỹ năm 1933 và làm việc cho đến cuối đời tại Viện nghiên cứu cao cấp ở Prinston N.Y.

Trong suốt 20 năm, Einstein là linh hồn của Viện này. Với tính tình bộc trực, hồn nhiên, giản dị là vô cùng hóm hỉnh, ông là bạn của mọi người trong thành phố, từ các nhà khoa lọc lớn đến các cháu nhỏ da màu con của các gia đình lao động nghèo. Chuyện kể rằng, khi ông tới Prinston, có người hỏi: “Sao ông không thay cái áo măng tô này đi ? Nó sờn cũ rồi". Ông trả lời: "Ôi dào! Ở đây có ai biết tôi là ai đâu mà lo!”. Mấy năm sau người ta vẫn thấy ông mặc chiếc áo đó, ông lại biện bạch: ( Vẽ ! ở đây ai người ta chê mà tôi, thay làm gì!". Tấm áo cũ kỹ ấy ấp ủ một tấm lòng vị tha và một trái tim nhân hậu. Với tấm lòng vị tha và trái tim nhân hậu ấy, Einstein đã trở thành một nhà hoạt động xã hội nhiệt thành và hơn thế nữa, một nhà hoạt động chính trị nhân văn cao độ. Năm 1939, khi được biết Đức quốc xã âm mưu phát triển vũ khí nguyên tử, ông đã viết thư thúc giục Tổng thống Roóevelt phê duyệt đề án chế tạo bom nguyên tử của Mỹ. Thế nhưng, khi được biết hai quả bom nguyên tử đã rơi xuống Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến thứ hai thì Einstein đã vô cùng hối hận. Ông thú nhận: "Có lẽ đó là sai lầm lớn nhất của đời tôi”:chair:. Từ đó, ông đã trở thành một chiến sĩ hòa bình tích cực, ra sức chống chiến tranh phi nghĩa và chống phổ biến vũ khí nguyên tử. Tuy vậy chính trị “thực sự” thì Einstein không màng. Khi nhà nước Do thái được thành lập năm 1952, người ta ngỏ lời mời ông làm Tổng thống, ông từ chối với một quan điểm rất rõ ràng: "Chính trị là nhất thời, phương trình là vĩnh cửu”:good:. Ít ra là về sau của lời tuyên bố ấy đã rất đúng: những phương trình của Thuyết tương đối tổng quát chắc chắn sẽ trường tồn cùng vũ trụ. Ba năm sau đó, Einstein qua đời với sự bình tĩnh và thanh thản lạ thường. Ông nói với những người thân vây quanh giường bệnh: "Đừng bối rối thế! Ai mà chẳng phải chết một lần!";). Trước đó ông đã từng viết: "Nỗi lo sợ về cái chết là nét phổ quát rất dễ thương của loài người. Đó là một trong những phương thức mà tạo hóa dùng để duy trì sự sống của muôn loài. Nhưng công bằng mà nói, nỗi lo sợ ấy thật là khó biện minh, bởi vì chẳng có rủi ro tai họa nào có thể xảy ra đối với một người đã chết:good:”. Những người thực hiện di chúc đã đưa ông trở về với cát bụi bằng cách rắc nắm tro thi hài lòng ông vào thinh không. Họ đã không ngờ rằng, có một nhà bệnh lý học táo tợn dám cất giấu bộ não của Einstein và bảo quản cho đến tận ngày nay. Nhờ thế mà gần đây, các nhà khoa học Canađa mới có điều kiện thông báo rằng: thùy não dưới (trung tâm tư duy toán học và hình tượng không gian) của con người vĩ đại ấy lớn hơn nhiều so với bình thường.

Einstein đã vĩnh biệt chúng ta hơn nửa thế kỷ rồi, nhưng tên tuổi và hình ảnh của ông sẽ mãi mãi sống cùng thời gian. Người đời sau sẽ vẫn cứ luôn luôn kinh ngạc trước trí tuệ siêu phàm của Einstein. Đồng thời, cũng sẽ mãi lưu truyền những câu cách ngôn hóm hỉnh mà lúc nào ông cũng có thể ứng khẩu một cách cũng dễ dàng như ông làm toán vậy. Chẳng hạn: "Khoa học là một thứ tuyệt vời nếu như ta không phải kiếm sống bằng khoa học!:()”.



 Những mẩu chuyện vui về Albert Einstein 

1. Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:
 - Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi. Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết, nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế.
 Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.

2. Khi Einstein còn đang giữ vị trí giáo sư tại trường đại học, một hôm có một sinh viên đến gặp Einstein và nói rằng: ”Đề thi năm nay giống hệt đề thi năm ngoái" . “Đúng vậy” , Einstein trả lời, ”Nhưng đáp án thì không giống nhau đâu!”.

3. Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein (1879 - 1955). Một người mạnh dạn hỏi:
 - Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ?
 - Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc cũng là nhiều.

4. Một lần vào quán ăn, Einstein quên kính nên không đọc được thực đơn, ông bèn nhờ người hầu bàn đọc hộ. Với cái nhìn đầy thông cảm, anh bồi ghé tai Einstein nói thầm:
 - Xin lỗi, tôi cũng không biết chữ như ngài.

5. Có một lần, một nữ phóng viên Mỹ hỏi Albert Einstein:
 - Giữa thời gian và vô tận có sự khác biệt nào?
 Nhà bác học với giọng đôn hậu trả lời:
 - Nếu tôi có thì giờ để giải thích cho cô sự khác biệt đó thì sẽ là sự vô tận trước khi cô hiểu điều đó!

6. Sau khi đề ra lý thuyết của mình. Einstein đi khắp các trường đại học ở Hoa Kỳ và giảng bài ở bất cứ nơi đâu ông đến. Ông đi với người tài xế tên là Harry, người luôn ngồi ở hàng ghế cuối, chăm chú nghe mỗi khi ông giảng bài.
 Một ngày đẹp trời nọ, sau khi giảng bài, Einstein rời thính phòng và đi ra xe. Người tài xế gọi ông và nói: “Thưa giáo sư, tôi đã nghe bài giảng về thuyết tương đối của ông rất nhiều lần, và nếu tôi có một cơ hội, tôi hoàn toàn có thể giảng lại bài đó!”.
 “Tốt quá!”, Einstein trả lời, “Tuần tới tôi sẽ đi đến Dartmouth. Ở đó họ không biết tôi, anh sẽ là Einstein giảng bài, còn tôi sẽ là tài xế!”.
 Và thế là … Harry đã giảng bài một cách hoàn hảo, không sai một chỗ ngắt câu, còn Einstein thỏa chí ngủ ở hàng ghế cuối.
 Nhưng khi Harry rời khỏi bục giảng, một nghiên cứu sinh chặn anh lại và hỏi những câu hỏi chằng chịt tính toán và phương trình. Harry bình thản trả lời: “Ôi! Câu hỏi này dễ lắm, dễ cực kì, để tôi đi gọi tài xế của tôi trả lời cho anh!”.

7. Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:
 - Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.
 Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:
 - Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây, và tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.

8. Một sinh viên không hiểu thuyết tương đối của nhà bác học Einstein, liền hỏi ông. Ông đáp như sau:
 - Một hôm, tôi đi đường gặp một người mù, tôi hỏi y "Anh muốn uống một ly sữa không?". Người mù hỏi lại tôi:
 - Sữa là cái gì?
 - Sữa là một thứ nước trăng trắng.
 - Nước thì tôi biết, nhưng trắng là thế nào?
 - Trắng là màu giống như lông con ngỗng.
 - Lông thì tôi biết rồi, nhưng con ngỗng thì như thế nào?
 - Ngỗng là một loại chim có cái cổ dài và cong.
 - Cái cổ thì tôi biết, nhưng cong là thế nào?
 Nhà bác học Einstein liền nắm cánh tay của người mù giang thẳng ra và bảo: "Thế này gọi là cong". Người mù vui mừng bảo:
 - À thế bây giờ tôi hiểu sữa là cái cánh tay cong cong lại giống như cái cổ con ngỗng.

9. Niels Bohr có thói quen là thường nhắc đi nhắc lại những từ ngữ có liên quan đến lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Một buổi chiều, khi đang làm việc với nhà vật lý Abraham Pais ở Viện Nghiên cứu Cấp cao Princeton, Bohr bắt đầu chuyển sang trạng thái mê mẩn, ông cứ đi quanh phòng và lẩm bẩm: "Einstein... Einstein...".
 Đột nhiên, chẳng biết trời xui đất khiến thế nào mà Einstein bỗng xuất hiện trong phòng làm Bohr vô cùng sửng sốt. Thì ra ông bạn già tinh nghịch này đã lẻn vào phòng từ lúc nào. Bohr chưa kịp hỏi gì thì Einstein đã giải thích: "Khổ ghê cơ, bác sỹ của tôi yêu cầu tôi không được mua thuốc lá nữa, và tôi đã trót hứa sẽ làm theo lời ông ấy. Tuy nhiên, hi hi, tôi chưa bao giờ hứa là sẽ không ăn trộm thuốc lá cả". Dứt lời, ông lôi ra một hộp thuốc lá và bắt đầu phì phèo. Cả buổi chiều hôm ấy, Bohr đã vui vẻ cho Einstein trốn trong phòng mình để "tiêu thụ đồ ăn trộm”.

10. Khi Albert Einstein chết, ông gặp ba người New Zealand đang sếp hàng ở cổng thiên đàng. Trong lúc chờ dợi, ông đã hỏi về chỉ số thông minh (IQ) của họ.
 - Người thứ nhất trả lời: 190. “Tuyệt vời,” Einstein reo lên. “Chúng ta có thể bàn về đóng góp của nhà vật lý Ernest Rutherford cho ngành vật lý nguyên tử và bàn về thuyết tương đối mở rộng của tôi”.
 - Người thứ hai trả lời: 150. “Tốt” Einstein nói. “Ta sẽ bàn về vai trò của hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân của New Zealand đối với hoà bình thế giới”.
 - Người thứ ba trả lời: 50. Einstein lưỡng lự đôi chút rồi hỏi: “Vậy ông phỏng đoán xem mức thâm hụt ngân sách trong năm

Albert Einstein - Những lá thư chứa đầy bí mật bất ngờ 


Einstein và vợ

GS Fans Rush, khi đó là giảng viên vật lý tại một trường đại học kỹ thuật ở Trực Lệ (tên gọi của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc trước năm 1928) mở cái phong bì thư cũ kỹ ra. Trong đó là một tờ giấy có dính những vết mực, được ghi bằng nét chữ nguệch ngoạc như của trẻ con.

Năm 1921, lá thư này đã phải vượt qua một đoạn đường xa từ nước Đức tới tận Trung Hoa. "Tôi đang phải sống một cuộc sống náo động và vội vã. Tôi không có cả thời gian để dừng lại mà suy ngẫm nữa. Những phát minh vĩ đại, đó là sứ mệnh của những người trẻ chứ không phải của tôi" - người viết lá thư này than thở với GS. Người đó chính là Albert Einstein.

Lá thư trên của Einstein là một trong những tài liệu lần đầu tiên được công bố trong tập 12 của bộ toàn tập các tài liệu liên quan tới nhà bác học vĩ đại này. Lá thư được các nhân viên của Viện Kỹ nghệ California biên soạn và vừa được công bố trong mùa hè năm 2009. Trong bộ toàn tập có hơn 100 lá thư cũng như một số bài trả lời phỏng vấn và bài giảng của Albert Einstein.

GS Rush không nhìn thấy bất cứ sự làm mình làm mẩy nào của Einstein trong những lời than phiền đó. Khi nhà vật lý vĩ đại viết lá thư trên, những công trình chính yếu của đời ông - lý thuyết tương đối hẹp và lý thuyết tương đối tổng quát - đều đã được hoàn thành. Einstein dần dà ít quan tâm hơn tới vật lý và từ một nhà bác học chỉ được một hữu hạn không đông những nhà vật lý biết tới đã trở thành một "người của công chúng" trên quy mô toàn cầu.

Những lá thư mới được công bố năm nay của ông đã giúp chúng ta nhìn thấy ông dưới một ánh sáng tương đối bất ngờ - ông đã bớt phần là một nhà vật lý lý thuyết và thêm nhiều phần là một ... nhà hoạt động chính trị xã hội. Nhưng có lẽ đổ thêm dầu vào lửa của những cuộc tranh luận lịch sử sẽ là những tài liệu khác nữa, cũng có trong bộ toàn tập trên. Những tài liệu này có thể được sử dụng để gián tiếp chứng tỏ rằng, khi xây dựng những lý thuyết khoa học của mình, Einstein có thể đã sử dụng kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học khác mà lại không nêu tên của họ ra.

Lý thuyết và thực tế

Năm 1921, Einstein lần đầu tiên sau nhiều năm rời khỏi ngôi nhà của mình ở Berlin để đi du lịch tại châu Âu và châu Mỹ. Ông đã nay đây mai đó tới hơn một năm rưỡi và chỉ riêng ở Mỹ đã đọc tới 17 bài giảng về các lý thuyết khoa học của mình.

Nhưng mục tiêu chính trong chuyến đi sang bên kia đại dương, tới châu Mỹ, của ông không phải là quảng bá khoa học, mà là để tìm kiếm phương tiện. Nhà vật lý vĩ đại quyên góp tiền để xây dựng một trường đại học tổng hợp Do Thái. Cũng ở Mỹ, Einstein đã tham gia quyên góp tiền ủng hộ cho việc xây nhà định cư cho người Do Thái ở Palestine. Với Einstein, tham gia vào đời sống chính trị xã hội không thể là việc xa lạ. Chỉ có một điều duy nhất mà ông luôn bác bỏ: đó là sự dính líu tới bất cứ một tôn giáo nào:(). "Tôi không có ý định vào bất cứ một cộng đồng tôn giáo nào và sẽ tiếp tục không theo bất cứ một tín ngưỡng nào" - nhà vật lý vĩ đại viết trong thư gửi cộng đồng Do Thái ở Berlin như thế.

Tất nhiên, những hành động như thế của Einstein đã không được những nhân vật thủ cựu hay cực đoan trong cộng đồng các nhà khoa học ở Đức tán thành. Và những người này đã lên tiếng phê phán ông. Thậm chí ngay cả nhà hóa học từng được giải thưởng Nobel năm 1918, Fritz Haber, đã công khai gọi những mối quan hệ trong các chuyến du lịch ra nước ngoài của Einstein là "phản bội nước Đức". Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn bởi việc Einstein tham gia vào tổ chức vì hòa bình "Tổ quốc mới".

Năm 1921, tổ chức này trong một bản tuyên ngôn được công bố rộng rãi đã lên tiếng phê phán mạnh mẽ việc giải trừ quân bị quá chậm trễ của Berlin. Các tác giả của bản tuyên ngôn đó kêu gọi nước Pháp không nên rời mắt khỏi chính phủ mới ở Đức và khi cần thiết thì không được chần chừ can thiệp vũ trang. Thái độ của Eisntein dĩ nhiên đã làm các phần tử cánh hữu ở Đức nổi giận và ngay trong năm 1921 trên một tạp chí thiên hữu ở đây đã xuất hiện những lời kêu gọi "thanh toán" nhà vật lý vĩ đại này.

Trong con mắt của những bộ phận xã hội lành mạnh, quyết định không xa rời chính trị của Einstein không hề ảnh hưởng gì tiêu cực đối với danh tiếng của nhà vật lý vĩ đại. Thậm chí, ngược lại, càng làm đẹp thêm hình ảnh của ông và khiến ông càng được ưa chuộng. Những bài viết về lý thuyết tương đối hẹp và lý thuyết tương đối tổng quát được công bố năm 1905 và 1915 đã mang lại danh tiếng cho ông chỉ trong một bộ phận khá nhỏ hẹp các chuyên gia. Còn phần thế giới còn lại đã chỉ nhắc tới tên Einstein vào năm 1919. Việc này diễn ra nhờ nhà thiên văn vật lý người Anh Arthur Eddington. Ông Eddington từ lâu đã có cảm tình với tâm lý ưa chuộng hòa bình của Einstein.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, người Anh và người Pháp đã không mời các nhà vật lý Đức sang tham gia các cuộc hội thảo khoa học và cũng không thảo luận một cách nghiêm túc các công trình nghiên cứu của họ. Lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein đã gây ấn tượng rất mạnh mẽ đối với Eddington và ông này đã làm mọi việc để mọi người ở Anh phải đề cập tới nó. Chính với sự hậu thuẫn của nhà khoa học Anh này mà Hội Thiên văn học Hoàng gia đã bỏ ra kinh phí để kiểm tra sự đúng đắn của lý thuyết tương đối.

"Đối với một người đấu tranh cho sự nghiệp hòa bình như Eddington, rất quan trọng là phải làm sao xây dựng được một thí dụ về sự hợp tác quốc tế và chứng minh tính chân lý của lý thuyết tương đối của Einstein, người cũng kiên trì những cái nhìn chính trị như thế" - GS Aleksye Kozhevnikov ở Khoa Lịch sử Trường Đại học Anh Columbia nhận xét.

Theo lý thuyết cơ khí cổ điển của Newton, những tia ánh sáng khi đi ngang qua gần một vật thể có khối lượng lớn nào đó sẽ phải lệch đi một cách rõ rệt - bởi dòng ánh sáng bị tác động bởi lực hấp dẫn. Lý thuyết tương đối tổng quát cũng dự kiến sự lệch đi đó của ánh sáng, nhưng gấp đôi tới hai lần. Theo lý thuyết của Einstein, quỹ đạo của các tia sáng sẽ phải thay đổi vì độ cong của không gian.

Một đoàn các nhà thiên văn học Anh đã sang châu Phi để quan sát cảnh nhật thực. Trong thời gian diễn ra nhật thực, họ đã đo các chỉ số của dòng ánh sáng từ một ngôi sao. Ánh sáng của ngôi sao này đi ngang qua gần mặt trời và lệch đi đúng bằng những gì mà Einstein đã tiên đoán. Eddington đã thông báo về nước Anh các kết quả thực nghiệm của mình và cả thế giới bắt đầu nhắc tới Einstein. Tờ báo Anh The Times đã ra số báo đặc biệt với dòng tít in to và đậm ngay trên trang nhất: "Cách mạng trong khoa học - Lý thuyết mới của vũ trụ - Các tư tưởng của Newton đã bị bác bỏ".

Quả thực đã tới lúc nói tới một cuộc cách mạng thực sự trong vật lý. "Điều này đã trở thành sự chấn động, - GS Kozhevnikov nói. - Những ồn ào xung quanh sự kiện đó không thua kém gì so với khi phóng được vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo".

Nhưng bất chấp kết quả vang dội và tất cả những nỗ lực của Eddington, Hội Thiên văn học Hoàng gia đã không trao tặng ngay cho Einstein huy chương vàng mà ông xứng đáng được nhận. Chỉ sau hai năm ông mới được tặng huy chương vàng đó, khi ông sang thăm "hòn đảo sương mù". Cũng ở Anh, ông đã trực tiếp làm quen với GS Eddington. Trong các lá thư của mình, Einstein đã bày tỏ sự biết ơn đối với GS Eddington vì những hỗ trợ và sự ủng hộ của ông này. "Tôi rất muốn được trò chuyện với ông, - tác giả của lý thuyết tương đối viết cho nhà khoa học đã hâm mộ mình. - Điều đó cũng có ý nghĩa to lớn đối với tôi đến mức tôi cũng muốn học tiếng Anh".

Thực ra thì cuộc gặp gỡ giữa hai nhà khoa học cùng ưa chuộng tư tưởng hòa bình lại diễn ra rất lạnh lùng. "Trước lời chúc của bạn đồng nghiệp về việc cuối cùng thì lý thuyết tương đối cũng được chính thức công nhận, Einstein lại khô khan đáp rằng, ông sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu kết quả không như vậy" - Guennadi Gorelik, nhân viên Trung tâm triết học và lịch sử khoa học thuộc Trường Đại học Boston, kể.

Sau khi đã trực tiếp làm quen với nhau, hai nhà khoa học đã chia tay. Einstein đã lịch sự đọc các công trình nghiên cứu của bạn đồng nghiệp người Anh nhưng đánh giá chúng rất vừa phải. Trong thư gửi cho nhà toán học người Đức Hermann Weyl, Einstein đã gọi một trong những công trình nghiên cứu của Eddington là "đẹp nhưng vô nghĩa nếu nhìn từ góc độ vật lý".

Điều cũ đã được quên lâu

Từ bộ toàn tập của Einstein cũng có thể tìm hiểu những thông tin mới trong thái độ của nhà vật lý vĩ đại đối với một công trình nghiên cứu khác - thí nghiệm nổi tiếng Michelson - Morley. Năm 1887, bằng một thí nghiệm rất thông hoạt, nhà vật lý Albert Michelson và nhà hóa học Edward Morley đã chứng minh được rằng, tốc độ ánh sáng là giá trị không đổi và không phụ thuộc vào chuyển động của trái đất.

Chính trên sự khẳng định này đã đặt cơ sở của lý thuyết tương đối hẹp của Einstein. Thế nhưng, trong bài báo lừng danh của mình, xuất bản năm 1905, Einstein đã không một lần nào nhắc tới tên họ của hai bạn đồng nghiệp người Mỹ này. Các nhà nghiên cứu lịch sử từ lâu đã cố gắng tìm hiểu xem những kết quả thí nghiệm của Albert Michelson và Edward Morley đã giúp đỡ Einstein đến đâu trong việc xây dựng lý thuyết của mình. Nguyên nhân dẫn tới các tranh luận là cách hành xử không nhất quán của bản thân Einstein.

Trong đời mình, Einstein đã đưa ra một số những tuyên bố mâu thuẫn với nhau. Trong tự thuật, nhà vật lý vĩ đại đã nói rằng ông coi các kết quả thí nghiệm của các đồng nghiệp Mỹ là không đáng kể, đồng thời cũng khẳng định rằng, ngay từ năm 16 tuổi, ông cũng đã tự nghĩ ra về sự không đổi của tốc độ ánh sáng trong mắt người quan sát.

Einstein cũng tuyên bố rằng, ông chỉ được biết về thí nghiệm Michelson - Morley sau khi công bố lý thuyết tương đối của mình năm 1905. Mọi sự đã ổn thỏa nếu như năm 1922, nhà vật lý vĩ đại đã không đưa ra một tuyên bố mang nội dung hoàn toàn ngược lại. Ông đã gọi thí nghiệm Michelson - Morley là bước tiến đầu tiên dẫn ông tới việc xây dựng lý thuyết tương đối hẹp.

Nhưng tài liệu vừa được công bố có thể sẽ giúp các nhà nghiên cứu lịch sử xác định được chân lý trong những lời tuyên bố mâu thuẫn nhau của nhà vật lý vĩ đại. Trong lần in mới có văn bản giải mã bài giảng mà Einstein đã đọc ở trường Parker (Mỹ) ngày 4/5/1921.

Theo lời nhà nghiên cứu lịch sử từ Viện Kỹ nghệ trong bài giảng của mình, nhà vật lý vĩ đại đã có một nhận xét rất "hấp dẫn". Einstein đã công nhận rằng, ông đã biết về thí nghiệm Michelson - Morley ngay từ khi còn là sinh viên. Chính lời thổ lộ này của nhà vật lý vĩ đại sẽ trở thành một luận cứ nghiêm trọng trong các cuộc tranh luận xung quanh lý thuyết tương đối hẹp. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là các cuộc tranh luận sẽ chấm dứt hoàn toàn, - bà Buchewald cảnh báo, - vì Einstein có thể đã nhắc tới thí nghiệm trên chỉ vì lịch thiệp, bởi đại đa số cử tọa nghe ông giảng bài hôm đó, cũng như nhà vật lý Albert Michelson, đều là người Mỹ. tới là bao nhiêu?”



Albert Einstein làm gián điệp cho Liên Xô 

Giữa thời kỳ làn sóng chống Cộng sản đang ở đỉnh cao tại Mỹ vào đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) khẳng định nhà bác học Albert Einstein đã làm nội gián cho phía Liên Xô và lập hồ sơ theo dõi, điều tra để buộc tội ông.:chair:

Đầu tháng 2/1950, tại căn nhà số 112 đường Nercer của thành phố Princeton, Albert Einstein hầu như chỉ dán mắt vào một dòng tít trên báo New York Times: "Hạ vũ khí hoặc sẽ bị giết chết, nói đi Einstein!”. Đây chính là câu phát biểu trên chương trình truyền hình của bà Eleanor Roosevelt, vợ góa của cố Tổng thống Franklin Roosevelt, một người có tư tưởng chống Cộng sản triệt để. Chương trình này chỉ là bước tiếp theo của một kế hoạch điều tra về Albert Einstein được FBI triển khai thực hiện theo lệnh của Tổng thống Harry Truman lúc bấy giờ.

Nguyên do là 3 ngày trước đó, ngày 10/2/1950, Klaus Fuchs, một nhà khoa học tham gia dự án chế tạo bom nguyên tử của Mỹ, có tên gọi Manhattan, bị bắt giữ tại Anh vì tình nghi làm gián điệp cho Liên Xô. Mà Klaus Fuchs chính là người được Albert Einstein giới thiệu vào làm việc tại dự án Manhattan. Sau vụ bắt giữ này, John Edgar Hoover, Giám đốc FBI, nghi ngờ rằng Albert Einstein đã giúp đỡ Liên Xô trong sản xuất vũ khí nguyên tử:cryss:. Vì vậy, Hoover giao nhiệm vụ cho Mick Ladd, có biệt danh Mickey, là một trong 10 nhân vật quyền lực nhất FBI lập hồ sơ theo dõi để buộc tội Albert Einstein làm gián điệp cho Liên Xô.

Kể từ đó, hồ sơ về Albert Einstein được hình thành, không dưới 1.800 trang, và chỉ cho đến khi được nhà báo người Mỹ Fred Jerome tìm đọc được trong hồ sơ lưu trữ của FBI vào tháng 10/2003 thì câu chuyện về cuộc săn lùng để khép tội gián điệp cho nhà bác học Albert Einstein của FBI mới được đưa ra trước công luận.

Từ tháng 2/1950, bộ phận của Mick Ladd bắt đầu thu thập rất nhiều tài liệu liên quan đến Albert Einstein, chủ yếu là những bản cam kết chính trị của nhà bác học này với Chính phủ Mỹ từ khi ông làm việc cho chính phủ từ năm 1932. Ngay lần tiếp xúc đầu tiên với các tài liệu trên, Mick Ladd đã thật sự bối rối trước những gì mà Albert Einstein làm. Nhà bác học này có một sự nghiệp hoạt động chính trị năng nổ như ủng hộ phong trào đấu tranh đòi hòa bình và chống lại những bất công, phong trào này mang tên Abraham Lincoln. Mick Ladd cũng nghiền ngẫm trước rất nhiều tổ chức mà Albert Einstein tham gia như Hiệp hội các văn nghệ sĩ, nhà khoa học Do Thái, Hội đồng các sự vụ châu Phi, Liên đoàn hữu nghị Trung Mỹ, Hội đồng Hoa Kỳ vì dân chủ Hy Lạp, Hội đồng hữu nghị Mỹ - Liên Xô, Ủy ban quốc tế chống chiến tranh...

Chưa hết, hồ sơ về Albert Einstein còn bao gồm nhiều chi tiết về tiểu sử bản thân ông. Bởi lẽ, kể từ tháng 3/1946, FBI bắt đầu đặt Albert Einstein dưới sự kiểm soát chặt chẽ cùng một số nhà khoa học danh tiếng khác như Kurt Godel, Valentin Bargmann, Harlow Shapley... thậm chí những cuộc nói chuyện qua điện thoại của gia đình Albert Einstein cũng bị FBI ghi nhận và theo dõi đến chi tiết cả ngày giờ các cuộc gọi và danh sách những người đã nói chuyện với ông.

Nhưng tại sao FBI lại quan tâm đến Albert Einstein như vậy? Liệu nhà bác học này có nguy hiểm đến mức FBI phải dốc toàn lực để theo dõi ông như vậy không? Câu trả lời là do Albert Einstein từng tham gia vào dự án Manhattan và quan trọng hơn là Albert Einstein lại là một trong những thành viên của Hội đồng khoa học hợp tác giữa Mỹ và Liên Xô, nhất là trong lĩnh vực nguyên tử. Do vậy, FBI nghi ngờ rằng Albert Einstein chẳng ngại gì mà không tiết lộ thông tin về dự án Manhattan cho phía Liên Xô.

Trong hồ sơ của FBI theo dõi về Albert Einstein có phần nhấn mạnh về mối quan hệ giữa nhà bác học này với Klaus Fuchs, một nhà khoa học người Đức di tản đến Anh khi chế độ Quốc xã lên nắm quyền tại Đức và sau đó được chính Albert Einstein giới thiệu vào làm việc tại dự án Manhattan.

Tháng 2/1950, FBI đã phối hợp với Cục Phản gián Anh bắt giữ Klaus Fuchs tại Thủ đô London vì nghi ngờ ông này làm việc cho Liên Xô. Những người thân của Klaus Fuchs khi bị FBI thẩm vấn đều công nhận việc Albert Einstein giới thiệu cho nhà khoa học người Đức này vào làm việc cho dự án Manhattan nhưng chỉ vì những hiểu biết về vật lý ứng dụng của ông này, rất cần thiết cho việc chế tạo bom nguyên tử, chứ ngoài ra không vì một mục đích nào khác.

Kristel Heinemann, chị gái của Klaus Fuchs, tuy bị FBI ép cung liên tục chỉ với mục đích cung khai việc cả Albert Einstein và Klaus Fuchs đều làm việc cho Liên Xô, nhưng vẫn không chịu làm theo yêu cầu của FBI, nên đã bị trục xuất khỏi Mỹ.

Trong hồ sơ về Albert Einstein của FBI có ghi nhận phần buộc tội nhà bác học này từ phía quân đội Mỹ. Theo đó thì vào những năm 1929-1932, nhà riêng của Albert Einstein được sử dụng như một hộp thư và trung tâm thông tin cho các điệp viên Liên Xô. Nguồn tin này cũng xác nhận đó là một địa điểm lý tưởng vì mỗi ngày Albert Einstein nhận rất nhiều thư từ và điện từ khắp nơi trên thế giới gửi đến.

Trong hồ sơ về Albert Einstein còn ghi nhận việc một người có tên Louis Gilbarti đồng ý đứng ra làm chứng rằng nhà bác học này làm gián điệp cho Liên Xô. Theo lời khai của Gilbarti thì Albert Einstein là bạn thâm niên với nhà kinh tế học nổi tiếng Robert Kuczinski. Cả hai gặp nhau tại Anh vào năm 1933 khi Kuczinski chạy khỏi nước Đức phát xít. Có điều là con trai Jurgen và chị gái Ursula (nổi tiếng với mật danh Ruth Werner) của Kuczinski lại là những điệp viên tài ba của Liên Xô. Gilbarti khẳng định chính Ruth Werner là người đã móc nối Klaus Fuchs làm việc cho tình báo Liên Xô, còn Jurgen Kuczinski lại làm liên lạc viên giữa tình báo Liên Xô với Albert Einstein.

Đến tháng 8/1953, khi nghị sĩ có tư tưởng chống Cộng sản khét tiếng Joseph Mac Carthy, nổi tiếng về việc cho thành lập một danh sách đen về những đối tượng bị FBI nghi ngờ là cung cấp tài liệu vũ khí hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô, bị Thượng viện Mỹ bất tín nhiệm vì đã có những hành động đi ngược lại lòng dân, tưởng đâu FBI sẽ chấm dứt việc lập hồ sơ theo dõi về Albert Einstein. Nhưng thực ra FBI vẫn tiếp tục làm công việc này một năm sau đó cho dù mức độ buộc tội có nhẹ hơn và chỉ thực sự chấm dứt khi Albert Einstein qua đời vào tháng 4/1955.

Đối với Albert Einstein thì giai đoạn từ năm 1948 đến 1952 là chuỗi ngày đen tối nhất. Ông đã bị FBI theo dõi từng hành động một, cũng giống như các nhà khoa học khác ở Princeton. Năm 1950, trong một bức thư gửi người bạn Henry Wallace, Albert Einstein thổ lộ: "Chính trường Mỹ đang đắm chìm trong một không khí gần như phát xít". Năm 1951, khi bị FBI theo dõi sát sao nhất, Albert Einstein lại viết tiếp cho Henry Wallace, rằng: "Chưa bao giờ tôi cảm thấy là người xa lạ với đất nước này như bây giờ. Khắp nơi chỉ thấy toàn là sự thô thiển và giả dối".

Tháng 11/1954, khi được tạp chí The Reporter hỏi về phản ứng của ông trước việc Mac Carthy và FBI tổ chức theo dõi các nhà khoa học, Albert Einstein đã trả lời một cách thẳng thắn: "Nếu bây giờ tôi trẻ lại, tôi sẽ cố gắng để không trở thành nhà khoa học hay giáo sư, mà tôi sẽ chọn nghề nào đó như thợ lắp ống nước hay phu khuân vác để được sống tự do hơn trong thời buổi hiện nay".

Tài năng viết thư của Albert Einstein và Charles Darwin 

Hai nhà khoa học vĩ đại nhất của loài người Albert Einstein và Charles Darwin cũng là 2 tài năng hiếm có về viết thư trao đổi với người thân và bạn bè.

Theo một công trình nghiên cứu của tạp chí khoa học Nature, trong đời, Darwin (1809-1882) đã viết 7.591 bức thư cho đồng nghiệp và nhận được 6.530 bức thư trả lời. 

Nhưng kỷ lục của Darwin thua xa kỷ lục của Einstein (1879-1955). Được tôn vinh là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Einstein đã viết 14.500 bức thư cho bạn bè và nhận được 16.200 thư trả lời. 

Trên đây là kết quả sưu tầm công phu của các nhà khoa học trường đại học Notre Dame, bang Indiana, Mỹ và Trường Đại học Aveiro, Bồ Đào Nha.

Bức thư lịch sử 70 năm trước của Albert Eistein 

Lá thư của nhà bác học Albert Eistein gửi cho Tổng thống Roosevelt đúng 70 năm trước đã được đánh giá là một sự kiện có ý nghĩa thay đổi tiến trình lịch sử của nhân loại

Cảnh báo từ giới khoa học

Tháng 12/1986, nhà đấu giá Christie tung ra bán một tài liệu lịch sử - đó là bản viết nháp của một lá thư sau đó được đánh máy của nhà bác học Albert Einstein gửi cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, thực chất là một tờ giấy chỉ có khoảng 20 dòng chữ được định giá khởi điểm từ 60-80 ngàn USD.

Bản gốc này từ lâu được lưu giữ trong gia đình của nhà vật lý Mỹ Leo Szilard có đề ngày 2/8/1939, và sau đó xuất hiện trên bàn của Tổng thống Roosevelt vào ngày 11/10/1939 dưới dạng đánh máy dài hơn một chút cùng với chữ ký của Einstein. Nội dung chính của lá thư khẳng định, uranium có thể trở thành một nguồn năng lượng siêu mạnh mới để sử dụng trong các mục đích quân sự, chẳng hạn như chế tạo bom nguyên tử.

Phát xít Đức đã bắt đầu tập trung nghiên cứu theo xu hướng này, và nước Mỹ cần phải khẩn trương nếu không muốn tụt hậu... Lá thư lịch sử trên phải hai tháng sau mới tới tay Tổng thống, và điều này chỉ nhờ có nỗ lực cá nhân của Alexander Sachs, một trong những cố vấn thân cận nhất của Roosevelt.

Ngày 12/10/1939, Sachs trong bữa ăn sáng đã kể với Tổng thống về một câu chuyện lịch sử, khi Napoleon đã bác bỏ kế hoạch chế tạo động cơ hơi nước của người thợ máy Fulton, hậu quả là không thể sử dụng những con tàu có động cơ mới mạnh mẽ hơn để tấn công nước Anh.



Bản chính thức của lá thư đã đánh máy của Einstein gửi cho Tổng thống Roosevelt.

 "Nếu như khi đó Napoleon có được sự nhạy bén và kiềm chế hơn, lịch sử của thế kỷ XIX có thể đã phát triển theo một hướng hoàn toàn khác" - Sachs nhấn mạnh thêm. Thế là chỉ sau câu chuyện này, Roosevelt mới chịu đọc kỹ lá thư của Einstein. Kết quả là một ủy ban tư vấn về uranium được thành lập, dù có quy mô còn khiêm tốn. Đó có thể coi là bước khởi đầu trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân của loài người.

Nếu như Roosevelt còn đủ tỉnh táo nghe theo lời khuyên của Einstein, thì Hitler hầu như không chịu lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học Đức, dù họ mới chính là những người đi tiên phong trong lĩnh vực hạt nhân. Đối với trùm phát xít này, vật lý vẫn được nhìn nhận như một "khoa học của người Do Thái". Đó là lý do chính khiến phát xít Đức bị hụt hơi so với Mỹ trong cuộc đua chế tạo bom nguyên tử vào thời kỳ cuối chiến tranh.

Những dấu vết ban đầu từ Đức

Kỷ nguyên hạt nhân của loài người thực ra phải được tính từ nỗ lực thành công đầu tiên trong việc phân tách hạt nhân nguyên tử. Tháng 12/1938, hai nhà bác học Đức là Hahn và Strassmann đã phân tách được hạt nhân uranium nhờ tác động của các netron.

Kết quả này được chính thức công bố vào đầu năm sau. Tuy không gây được tiếng vang lớn, nhưng thành công trên lại là cơ sở tiếp tục nghiên cứu của một loạt các nhà khoa học khác: Enrico Fermi tại Roma, Frederik Joliot và Irene Curie tại Paris, James Chadwick tại London và Ernest Lawrence tại Berkley.

Những bước phát triển trong lĩnh vực hạt nhân đã diễn ra nhanh chóng: đầu năm 1940, hai nhà bác học Đức lưu vong tại Anh là Otto Frisch và Rudolf Peierls đã chứng minh khả năng giải phóng một năng lượng lớn khi phân tách hạt nhân uranium. Vào thời điểm chiến tranh đã diễn ra khi đó, Chính phủ Anh đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và đã áp dụng những biện pháp an ninh rất chặt chẽ xung quanh những nghiên cứu này.

Còn tại Đức, dưới ảnh hưởng phát minh của Hahn và Strassmann, quân đội Đức bắt đầu cung cấp tài chính và yêu cầu các nhà khoa học hàng đầu của mình tiếp tục đi theo những nghiên cứu này. Có thể nói, giới khoa học Đức ban đầu đã có nhiều điều kiện tốt khi nghiên cứu dưới sự bảo trợ toàn bộ của quân đội, từ trang bị cho tới nguyên vật liệu. Có điều những hoạt động trên lại không có được một người lãnh đạo thống nhất.

Giới quân sự lúc đó thường nhắc tới khái niệm "chiếc máy uranium", ý nhắc tới tương lai ứng dụng nó để giải quyết những vấn đề khó khăn về nhiên liệu trong tương lai. Hơn nữa, triển vọng phát triển vũ khí hạt nhân của Đức gần như bị chặn đứng vào năm 1943. Sau thất bại tại Stalingrad, Hitler đã kiên quyết ngăn cấm việc cung cấp tài chính cho bất kỳ công trình khoa học nào không đảm bảo được hiệu quả thực tiễn cho các mục tiêu quân sự trong vòng nửa năm tới. Một phần lớn tiền bạc của đế chế thứ ba đã được tập trung cho dự án tên lửa của Verner fon Braun.

Tháng 12/1939, Verner Heisenberg đã nêu ra yêu cầu nước Đức cần phải xây dựng một lò phản ứng để làm giàu uranium-235 (ý tưởng này chỉ được thực thi trên thế giới lần đầu tiên sau đó 20 năm). Tuy nhiên bản thân nhà bác học này cũng không tin rằng, kế hoạch này có thể thực hiện trong thời gian chiến tranh và sẽ được sử dụng cho chiến tranh.

Phải nói là Tổng thống Roosevelt ban đầu đã không quá chú trọng đến vũ khí hạt nhân. Kể cả sau khi đọc lá thư của Einstein một năm rưỡi sau, ông vẫn cam kết với người dân Mỹ rằng, nước Mỹ vẫn giữ nguyên vai trò trung lập với cuộc chiến tại châu Âu. Nhưng cam kết này đã bị xóa bỏ kể từ mùa xuân năm 1941 với chiến dịch viện trợ hàng hóa vũ khí cho Liên Xô. Tháng 10/1941 - tức là chỉ hai tháng trước bi kịch Trân Châu cảng - đã bắt đầu những công việc đầu tiên của dự án Manhattan, tên gọi mật của chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Mỹ. 

Tuy nhiên để có được bước khởi đầu thuận lợi này, chắc chắn không thể không kể tới vai trò của lá thư của Einstein gửi cho Roosevelt. Tác động mang tính bước ngoặt của lá thư trên đối với lịch sử phát triển của nhân loại mới là điều cần nhắc tới hơn cả.


---------------

 Nội dung bức thư của Albert Einstein gửi cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt ( nguyên bản ) 


Albert Einstein
 Old Grove Road
 Peconic, Long Island
 August 2nd, 1939

 F.D. Roosevelt
 President of the United States
 White House
 Washington, D.C.
 Sir:

Some recent work by E. Fermi and L. Szilard, which has been communicated to me in manuscript, leads me to expect that the element uranium may be turned into a new and important source of energy in the immediate future. Certain aspects of the situation which has arisen seem to call for watchfulness and if necessary, quick action on the part of the Administration. I believe therefore that it is my duty to bring to your attention the following facts and recommendations.

In the course of the last four months it has been made probable through the work of Joliot in France as well as Fermi and Szilard in America--that it may be possible to set up a nuclear chain reaction in a large mass of uranium, by which vast amounts of power and large quantities of new radium-like elements would be generated. Now it appears almost certain that this could be achieved in the immediate future.

This new phenomenon would also lead to the construction of bombs, and it is conceivable--though much less certain--that extremely powerful bombs of this type may thus be constructed. A single bomb of this type, carried by boat and exploded in a port, might very well destroy the whole port together with some of the surrounding territory. However, such bombs might very well prove too heavy for transportion by air.

The United States has only very poor ores of uranium in moderate quantities. There is some good ore in Canada and former Czechoslovakia, while the most important source of uranium is in the Belgian Congo.

In view of this situation you may think it desirable to have some permanent contact maintained between the Administration and the group of physicists working on chain reactions in America. One possible way of achieving this might be for you to entrust the task with a person who has your confidence and who could perhaps serve in an unofficial capacity. His task might comprise the following:

a) to approach Government Departments, keep them informed of the further development, and put forward recommendations for Government action, giving particular attention to the problem of securing a supply of uranium ore for the United States.

b) to speed up the experimental work, which is at present being carried on within the limits of the budgets of University laboratories, by providing funds, if such funds be required, through his contacts with private persons who are willing to make contributions for this cause, and perhaps also by obtaining co-operation of industrial laboratories which have necessary equipment.

I understand that Germany has actually stopped the sale of uranium from the Czechoslovakian mines which she has taken over. That she should have taken such early action might perhaps be understood on the ground that the son of the German Under-Secretary of State, von Weizsacker, is attached to the Kaiser-Wilhelm Institute in Berlin, where some of the American work on uranium is now being repeated.

Yours very truly,

Albert Einstein



10 điểm tương đồng giữa các doanh nhân và Einstein 

Bạn không phải là một nhà vật lý để chia sẻ một số đặc điểm tiêu biểu chung với Albert Einstein, thậm chí bạn không biết lý thuyết vật lý học là gì. 

Bạn không phải là Einstein. Bạn đã nghe điều này bao nhiêu lần trong cuộc sống của bạn? Khi người ta so sánh bạn với một nhà tư duy lỗi lạc, liệu từ trong sâu thẳm tâm hồn, đây có phải là lời chế nhạo?

Albert Einstein trở thành một hình mẫu chuẩn và người ta lấy ông làm thước đo cho sự thông minh mặc dù một số biết rõ điều gì làm nên dấu ấn đối với con người này.

Thông qua cuộc đời của ông, người sáng tạo ra công thức vật lý nổi tiếng: E= mc2 (và một trong số ít người cần biết ý nghĩa thực sự của nó là gì) đã chỉ ra điều mà ông đúc rút được trong suốt lộ trình đi đến thành công thông qua lời nói và hành động của mình.

Các chủ doanh nghiệp ngày nay ngày càng có nhiều điểm chung với Einstein hơn họ tưởng. Rất nhiều trong những đặc điểm ấy đã được xuất hiện trong “chân dung thế kỷ” của tạp chí Time nổi tiếng - một chuyên mục câu lạc bộ của những người nổi tiếng – đã dẫn dắt những ai thực sự đam mê tới con đường kinh doanh. Liệu bạn đã tìm thấy một chút “Einstein” trong bản thân mình chưa?

1. Tưởng tượng

Einstein từng nói: “Tưởng tượng quan trọng hơn tri thức.” Những người dùng Google như một công cụ tìm kiếm có đủ trong tay tất cả những kỹ năng, tri thức về máy tính mà họ cần có đạt được những thành công trong sự nghiệp liên quan đến ngành công nghệ thông tin tại một số công ty – cùng với 10 ngàn chuyên viên giỏi khác. Điều gì làm nên những cái tên như Larry Page và Sergey Brin – 2 thành viên sáng lập lên công ty Google vào 07/09/1998 chỉ với 4 máy tính và số vốn 100.000 USD từ một nhà đầu tư với niềm tin tìm kiếm trực tuyến có thể thay đổi thế giới. Thực tế, họ đã tưởng tượng ra rằng có một cách tốt hơn để tìm kiếm các trang web, và Google đã ra đời từ đó.

2. Luôn đặt ra câu hỏi

Điều quan trọng là không được phép ngừng đặt ra các câu hỏi. Một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà một chủ doanh nghiệp có thể hỏi là: Tôi có thể làm thế nào để điều đó trở lên tốt hơn? Liệu khi nào bạn nên tung ra một sản phẩm hay dịch vụ, cải thiện dịch vụ, sản phẩm ấy có phải là cách duy nhất để thu hút những khách hàng mới và duy trì những khách hàng hiện tại. Trong khi Phil Knight làm marketing cho hãng giày Nike với không ít các cửa hiệu bán giầy thể thao thì Bill Bowerman lại cho sửa lại những bản thiết kế giầy và đảm bảo rằng giày hãng Nike luôn tiên phong trong việc đổi mới. Vậy những mẫu giầy mới này liệu có mang lại hiệu ứng tốt hơn? Bowerman phân vân, lo lắng. Nếu Einstein không đặt ra câu hỏi, chúng ta sẽ tụt lại sau với cách tư duy của ông về tính tương đối thay vì một lý thuyết tuyệt đối.

3. Vấn đề cũ, lối tư duy mới

Chúng ta không thể giải quyết mọi vấn đề bằng cách sử dụng cùng một lối tư duy mà chúng ta đã dùng khi mới nghĩ ra. Trong những năm 40 và 50 của thế kỷ 20, những nhà xuất bản sách đã in những cuốn sách bìa mềm dựa trên tình hình các loại sách bìa cứng đã mất ưu thế; và Ian Ballantine đã cho ra đời nhà xuất bản Bantam. Ông đã sớm nhận ra rằng ông đang kìm hãm tiềm năng lợi nhuận bằng việc áp đặt lối tư duy cũ. Cuối cùng ông đã quyết định cho ra đời các cuốn sách bìa mềm nguyên gốc với các loại sách tung ra thị trường hàng loạt. Điều này đã làm thất vọng không ít các nhà xuất bản cũng như cửa hàng sách khác. Sáu năm sau đó, tất cả những mẫu sách này vẫn tồn tại và Ballantine dường như đã chớp lấy cơ hội tung ra những cuốn sách bằng điện tử.

4. Khả năng trực giác

Điều có giá trị đích thực duy nhất đó chính là khả năng trực giác. Einstein đã làm việc trong ngành lý thuyết vật lý học, ông đã phải dựa vào khả năng trực giác của mình để vươn tới những việc làm lớn hơn. Các chủ doanh nghiệp cũng vậy. Khả năng trực giác nói cho Hugh Hefner biết rằng con người ta sẽ chịu bỏ tiền ra mua một tờ tạp chí nếu trong nó có những bài báo chất lượng cao, những câu chuyện hư cấu được xen kẽ với bức ảnh “nude” của người phụ nữ… Hãy tin tưởng vào lòng quyết tâm của ai đó nhằm vươn tới những tiến bộ vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

5. Lạc quan mạnh mẽ

Điểm yếu của thái độ sẽ trở thành điểm yếu trong tính cách. Đầu thế kỷ 20, những thiệp chúc mừng bắt đầu được tung ra trong những dịp Giáng sinh hay ngày lễ tình nhân. Năm 1915, một vài tuần trước ngày nghỉ lễ Cupid (14/2), một đám lửa tại kho chứa hàng đã phá huỷ toàn bộ những thiệp dành cho ngày lễ tình nhân 14/2 của hãng thiệp J.C. và Rollie Hall, để lại cho họ khoản nợ 17.000 đô. Nhưng rủi ro này không làm họ chùn bước. Sau đó, họ đã vay mượn vốn, mua và gây dựng công ty, thiết kế 2 mẫu thiếp mới và in chúng đúng dịp lễ Giáng sinh. Gần một thế kỷ qua, không thể đếm xuể hết những ý tưởng thiết kế sau đó, thiếp Hallmark đã lập lên một hình ảnh cho ngành công nghiệp thiếp mừng này.

6. Những giấc ngủ trưa tranh thủ

Giả định Einstein là một người “nghiện” ngủ trưa để “xạc pin” cho bộ não. Một số hãng lớn như Google và Nike, để đặt tên cho 2 hãng này, đã dành cho nhân viên của họ một khoản thời gian ngắn để ngủ trưa - đường lối chỉ đạo thân thiện trong đó có bài học dành cho những chủ doanh nghiệp trong tương lai. Những chủ doanh nghiệp khác đã sử dụng những giấc ngủ trưa theo cách khác nhau như mang dụng cụ ngủ trưa đến chỗ làm việc. Và tất nhiên là không phải để nằm. MetroNaps - một trung tâm phục vụ giấc ngủ trưa đã được không ít công ty lựa chọn để lắp đặt những túi ngủ, mũ chum hay ghế bành tại văn phòng của các công ty cho nhân viên sử dụng.

7. Vượt lên trên những điều trần tục

Những câu chuyện của Einstein về có một buồng quần áo toàn những bộ cánh giống nhau đã được phóng đại, nhưng điểm nhấn của câu chuyện là: ông không muốn tiêu xài nguồn tài chính thông minh, theo trình tự thời gian đối với những thú vui trần thế. Mỗi người có một định nghĩa về những vấn đề nhỏ nhặt của trần thế, cuộc sống theo cách của riêng mình - bạn nói rằng chúng giống như bảng tính trong máy tính, tôi lại nói khác – nhưng biết rõ bạn luôn coi điều vụn vặt của cuộc sống như cái gì. Và đối với những việc nhỏ nhặt trong doanh nghiệp cũng vậy, bạn hãy thuê một người để đảm nhiệm những nhiệm vụ đó trước khi họ trở nên sao nhãng và bỏ quên công ty. Howard Hughes – nhà tỷ phú kỳ bí của nước Mỹ trước khi bị mất đi sự tỉnh táo - bị cho là mắc chứng tâm thần, đã không hề thích những nhiệm vụ hành chính hàng ngày của công ty mà ông được thừa kế từ cha mình. Ông đã thuê một người để giải quyết việc đó và chính người này đã biến 1 triệu đô la công ty của Hughes thành 75 triệu đô. Đó chính là bài học về khả năng: “chọn mặt gửi vàng” không tồi.

8. Sẵn sàng thử nghiệm điều mới mẻ, kể cả khi thất bại

Trong cuộc sống không có ai hoàn hảo, ai cũng đã từng một lần mắc lỗi khi cố gắng làm một điều gì đó mới mẻ. Hãy hỏi cán bộ, nhân viên trong tập đoàn Coca-Cola năm 1985. Mọi người trong hãng giải khát này đã thừa nhận họ đã có sai sót trong đường hướng của mình và quyết định phục hồi lại công thức truyền thống, nhưng có sự thay đổi không ít trong hương vị truyền thống của hãng nước giải khát này – thêm vị quả anh đào và quả vani – đã mang lại những thành công to lớn cho hãng của họ.

9. Duy trì cân bằng

“Nếu A là một người thành công trong cuộc sống, thì A bằng X cộng Y, cộng thêm Z. Làm việc là x, y là chơi và z là kẻ sẽ bịt miệng bạn.” Einstein đã không đặt toàn bộ giá trị tuyệt đối trên mỗi biến thể của ông. Tôi nghi ngờ rằng điều này là tình cờ. Ông biết - và bây giờ bạn nên làm vậy - các thành phần thành công; ông cũng biết công thức đã được thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Dù tỷ lệ của x để y đến z có thế nào chăng nữa, các doanh nhân không thể quên Y.

10. Đi đầu trong công nghệ

Ngay từ ngày đầu bắt đầu sự nghiệp tại văn phòng Swiss Patent (Thuỵ sĩ), Einstein đã nhận được cơ hội thăng tiến cho đến khi ông làm chủ được công nghệ ngày đó: là máy móc. Các doanh nhân được biết đến ở cuối thế kỷ 20 sẽ là những người tối đa hoá việc sử dụng công nghệ. Tiếp theo Internet là gì? Truyền thông sẽ đi về đâu sau 25 năm nữa? Thông tin sẽ được truyền tải như thế nào và với những thiết bị gì? Những ai tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là những doanh nhân tiên phong trong ngành công nghiệp của họ.

Vậy, nếu bạn không biết thuyết tương đối, điều đó có nghĩa bạn không có điểm chúng với Albert Einstein. Sau khi đọc những điều này, bạn có thể có không ít những điều bắt bẻ, chất vấn với người tiếp theo - người mà nói với bạn rằng: bạn không phải là Einstein.

Bi kịch gia đình của nhà bác học Albert Eistein 



Mặc dù là một thiên tài để lại dấu ấn trong rất nhiều tiến bộ khoa học của nhân loại, song - xét về khía cạnh đạo đức, ta sẽ thấy tác giả của thuyết tương đối - nhà vật lý vĩ đại người Đức Albert Einstein cũng chỉ là một con người có hạnh kiểm... tương đối. Thậm chí, nếu nghiêm khắc, phải gọi cách xử sự trong một số trường hợp của ông là nhẫn tâm! 

Người đời cảm thông - bởi điều ấy có thể xuất phát từ đặc thù công việc của Einstein, nhưng riêng nỗi khổ đau... hỏi ai, nếu không phải vợ con ông, là những người gánh chịu?

Khi còn là sinh viên, Einstein đã đem lòng yêu một cô gái gốc người Serbia ở miền Bắc Nam Tư, bấy giờ đang theo học khoa Toán Trường đại học Tổng hợp Zurich (Thụy Sĩ). Cô tên là Mileva Maric, lớn hơn Einstein bốn tuổi.

Mối quan hệ giữa hai người không được gia đình Einstein chấp thuận. Mặc dầu vậy, họ yêu nhau và bất chấp tất cả. Hậu quả là, vào ngày 4/2/1902, Mileva đã bất ngờ sinh cho Einstein một bé gái. Đứa bé được đặt tên là Lieserl Einstein - Maric.

Einstein biết được tin này qua thông báo của ông bố vợ tương lai. Cảm tưởng của Einstein khi đó: Ông suýt "chết ngất vì sợ". Từ nơi cư ngụ, Einstein cấp tốc viết thư cho vợ chưa cưới. Có thể hiểu tâm trạng Einstein lúc này. Ông lo sợ và sự lo sợ lấn át tất cả! Ở Bern, nơi Einstein đang phấn đấu để khẳng định mình, việc có con ngoài giá thú sẽ gây một ảnh hưởng không nhỏ đến thanh danh của người cha, và vị trí "chuyên viên hạng ba của văn phòng cấp bằng sáng chế Bern" mà Einstein phải vất vả mới gây dựng được rất có thể bị lung lay! Chính vì lẽ ấy, trong thư gửi Mileva, thay vì niềm vui, người ta có thể đọc thấy những dòng than thở: "Lieserl yêu quý của chúng ta xuất hiện trên thế gian này thật tội nghiệp!".

Còn "tội nghiệp" thế nào, điều này đã nhanh chóng được thời gian chứng minh.

Sau khi sinh con được vài tháng, Mileva tìm đến với Einstein. Người đàn bà lần đầu tiên được hưởng hạnh phúc làm mẹ này, thật lạ kỳ, đã đi mà không hề mang theo đứa bé. Vả chăng, "người cha" của nó cũng không đòi hỏi điều ấy. Trong tất cả những tài liệu về Einstein đến nay còn lưu giữ được (số ấy nhiều vô kể), rất ít tài liệu cho thấy Einstein từng "đầu tư" nhiều thời gian về đứa con đầu lòng của mình! Tài liệu cuối cùng mà Einstein nhắc đến đứa bé là bức thư ông gửi vợ tháng 9/1903, sau khi Mileva trở lại nhà bố mẹ đẻ và thông báo cho Einstein biết đứa bé bị sốt phát ban. Nhận được tin trên, Einstein vẫn chỉ trả lời chung chung: "Anh rất buồn vì Lieserl của chúng ta gặp bất hạnh. Bệnh này thường gây hậu quả lâu dài và không tốt. Mong sao mọi việc chóng qua đi. Cần chăm sóc bé để về sau không có gì phức tạp hơn...".

Kể từ sau bức thư này, người ta không còn thấy Einstein nhắc tí gì tới đứa bé tội nghiệp ấy nữa. Nó thực sự biến mất không dấu vết khỏi cuộc đời người cha. Có thể đứa bé được bí mật chuyển cho ai đó nuôi để hoàn toàn cách ly với bố mẹ chúng, hoặc giả - nghiệt ngã hơn - nó đã chết. 

Có nhiều khả năng xảy ra trường hợp thứ hai, vì, theo tài liệu của nhà nghiên cứu người Mỹ Zackheim về đứa con bí ẩn này của Einstein (sách được công bố vào năm 2000) thì bẩm sinh, Lieserl bị mắc chứng thiểu năng trí tuệ. Mileva không cho con vào cô nhi viện hoặc nhờ ai đó nuôi mà gửi đứa bé về sống với ông bà ngoại. Lieserl đã qua đời khi chưa đầy 2 tuổi sau một trận sốt phát ban. Mặc dù không phải tất cả mọi người đều đồng tình với những gì mà nhà nghiên cứu Zackheim đưa ra, song thực tế, ngay từ năm 1935, khi có người phụ nữ đã đánh tiếng rằng mình chính là đứa con gái đầu của Einstein, thái độ của Einstein là hoàn toàn dửng dưng (dù rằng khi ấy ông chưa gặp và đối chất với cô ta). Điều ấy chứng tỏ hơn ai hết, nhà bác học đã nắm chắc "bí mật" liên quan đến số phận của đứa bé.

Số phận đứa con đầu lòng của nhà bác học đã thế, số phận của người mẹ nó cũng không kém phần bất hạnh! 

Mang nặng trong lòng mặc cảm tội lỗi về việc đối xử tệ bạc với đứa nhỏ, Mileva đã đến với Einstein trong tình trạng tinh thần đầy ức chế. Nỗi đau khổ, dằn vặt dường như cũng làm cho bà không còn khả năng và ít có nhu cầu hòa hợp với người xung quanh. Bản thân Einstein, khi về già, ông đã mô tả vợ mình như một con người thầm lặng, u sầu, hay hoài nghi và mang nhiều dấu hiệu bệnh thần kinh phân liệt do mẹ truyền lại. Tuy nhiên, tình trạng bệnh tật của Mileva (nếu có và đúng như Einstein đã nhận xét) thì cũng không phải không có phần do chính cách cư xử nghiệt ngã của ông tạo nên.

Hãy xem một trích đoạn thư Einstein gửi cho vợ (nó nằm trong số trên bốn trăm bức thư và tài liệu riêng của nhà bác học đã bị hậu duệ của mình - do mâu thuẫn - mang bán đấu giá ở Hãng "Christres" - New York). Nó được viết vào giai đoạn Einstein đang có tình ý với cô em họ Elsa Lowenthal (sau này là vợ ông). Giống như nhiều bức thư của Einstein, nó rất "ngôn ngữ toán học" và đặt ra cho vợ những qui định rất đỗi nghiêm khắc (nếu không muốn nói là... nghiệt ngã), ví dụ: "1. Cần phải đảm bảo sao cho quần áo của chồng mình luôn được giặt giũ, là ủi và bảo quản trong điều kiện tốt. 2. Cần phải bảo đảm chồng mình luôn được phục vụ đủ 3 bữa ăn một ngày và ngay tại phòng riêng. 3. Cần phải đảm bảo phòng ngủ và phòng làm việc của chồng luôn sạch sẽ, ngăn nắp, trừ bàn làm việc tuyệt đối không được đụng tới. 4. Phải ngừng nói khi chồng yêu cầu". 

Ngoài ra còn một số điều khoản mà hẳn nhiều người không thể "tưởng tượng" nổi. Chẳng hạn: "Phải thôi không quan hệ cá nhân với tôi, trừ trường hợp khi cần giữ hình thức bên ngoài đối với xã hội. Đặc biệt, không được yêu cầu tôi: 1. Ngồi cạnh cô khi ở nhà. 2. Đi chơi với cô ngoài đường hoặc đi du lịch với cô. Khi tiếp xúc với tôi, cô phải hứa: 1. Không mong đợi gì tôi âu yếm cô và không trách móc tôi về thái độ đó. 2. Phải trả lời ngay khi tôi có chuyện gì hỏi cô. 3. Rời khỏi phòng tôi tức khắc nếu tôi yêu cầu mà không được cãi lại. 4. Không bôi nhọ tôi bằng lời nói hoặc cử chỉ trước mặt con cái...".

Các chị em gái nghĩ sao khi đọc những dòng này? Einstein là một thiên tài, điều đó đến nay cả thế giới đều phải thừa nhận. Tên tuổi ông được cả thế giới thường xuyên nhắc tới trên các lĩnh vực: chế tạo bom nguyên tử; du hành trong không gian; điện tử và vật lý lượng tử. Năm 1999, tạp chí Time đã bình chọn ông là "nhân vật của thế kỷ", là người "đã làm thay đổi cả thế giới nói chung và ngành Vật lý hạt nhân nói riêng". Với số đông, Einstein có vị trí "bao la bát ngát" là vậy, nhưng với riêng một người... ông chỉ còn là một gian buồng nhỏ hẹp rất ít dưỡng khí. Để sống được cho đúng ý nghĩa đời người, người ta không thể không tìm cách trốn chạy khỏi đó!

Thực tế, Mileva đã không thể chịu đựng cuộc sống quá mức căng thẳng với Einstein. Kết hôn năm 1903, mười năm sau, hai người sống ly thân, và vào đúng ngày Valentine (ngày lễ Tình yêu) năm 1919, Mileva quyết định dứt bỏ người chồng tiếng tăm đang lừng lẫy, mang theo hai cậu con trai, mặc dù khi ấy, đứa lớn mới 15 tuổi, và đứa nhỏ - chưa đầy 10 tuổi.

Có một số câu chuyện mà đến nay, khi nhắc tới bi kịch gia đình của Einstein, người đời vẫn thường đề cập. Đó là chuyện Mileva luôn cho rằng, chính Einstein, chứ không phải ai khác, là người đã làm hỏng sự nghiệp khoa học của bà, rằng bà vốn dĩ là một nhà toán học tài năng, ngay lần thi đầu tiên đã đỗ đại học, trong khi Einstein phải trầy trật thi tới lần thứ hai. Rồi thì chuyện trước khi ly hôn, bà đặt điều kiện với Einstein là nếu ông được giải Nobel thì tiền thưởng phải thuộc về bà...vv và vv... Những câu chuyện trên, có cái chỉ là "giai thoại", nhưng cũng có cái là việc xảy ra trong thực tế (như chuyện Einstein đã trao toàn bộ số tiền giải thưởng Nobel của mình cho Mileva và hai cậu con trai, trao một cách tự nguyện - chứ không phải do Mileva ép buộc như ai đó nói). 

Sau khi chia tay Mileva, cùng trong năm đó, Einstein đã tổ chức hôn lễ với cô em họ Elsa Lowenthal. Trước khi đến với Einstein, người đàn bà này đã có một đời chồng và có ba con. Elsa và Einstein nhập cư vào Mỹ năm 1933 và tới tháng 12 năm 1936 thì Elsa mất vì bệnh tim. 

Einstein, với những nếp nghĩ hằn sâu trên trán và cặp mắt sắc sảo, ông nhìn nhận sao về những bi kịch trong đời sống riêng tư của mình? Đã có khi nào ông ân hận về cách hành xử của mình đối với những người thân? Nhà văn Nga gốc Do Thái (cùng chủng tộc với Einstein) Ilya Erenburg, trong một lần tiếp kiến Einstein đã ghi lại rằng: Nhà bác học này nói ông rất kính trọng Lênin, vì đối với ông, Lênin không chỉ đáng kính "với tư cách nhà chính trị mà còn với tư cách con người, con người có những tiêu chuẩn đạo đức cao...". Câu nói này chứng tỏ Einstein ý thức rất rõ về những khiếm khuyết của mình. Người ta thường kính trọng và mơ ước về những gì mà người ta biết là khó đạt tới.

Sự thật về bộ não của Einstein bị lấy trộm 

Sau khi Einstein chết, bộ não của ông bị mất trộm. Với nhiều người trên thế giới, từ đó đến nay chuyện này vẫn luôn là một sự bí ẩn.


Gần đây, bác sĩ Thomas Havie, phụ trách khám nghiệm thi thể Einstein nhận trả lời phỏng vấn kênh Truyền hình địa lý quốc gia Mỹ bộc lộ, chính ông đã bí mật bảo tồn bộ não Einstein gần nửa thế kỷ.

Một mình mổ lấy bộ não

Havie, sinh năm 1913 khi được phỏng vấn, cảm động nói: “Tôi thấy vô cùng vinh hạnh vì tôi đang ở vị trí thích hợp và thời khắc quan trọng nhất trong đời tôi”. Sau đó, Havie bình thản trình bày về việc bí mật lấy bộ não Einstein.

Einstein qua đời ngày 18/4/1955. Sau khi được sự đồng ý của Hance, con của Einstein, Bệnh viện Prinston quyết định kiểm tra thi thể để lấy chứng thực về nguyên nhân cái chết của Einstein. Công việc kiểm tra thi thể do chính Havie, Chủ nhiệm Khoa Bệnh lý, Bệnh viện Prinston thực hiện.

Havie nhớ lại, lúc đó ông đã mổ thi thể của Einstein, lần lượt lấy ra các cơ quan nội tạng, tiến hành kiểm tra, cân trọng lượng và miêu tả bên ngoài. Sau đó, ông mổ sọ và lấy ra bộ não của Einstein. Ông cho biết, khi giải phẫu thi thể, lấy bộ não là công việc quan trọng theo thông lệ quy định. Ông nói: “Nếu lúc đó để lại bộ não Einstein, tôi sẽ ân hận suốt đời".

Havie cho biết, tất cả các bộ phận nội tạng cơ thể Einstein được lấy ra, sau khi kiểm tra đều đặt trả lại vào trong khoang bụng thi thể, đồng thời ông dùng quả cầu sợi bông đặt vào phần sọ đầu Einstein thay bộ óc đã lấy ra, đậy hộp sọ vào vị trí và khâu đầu lại.

Đem bộ não ngâm vào dung dịch bảo quản của phòng thực nghiệm. Làm xong các công việc này, Havie đến báo cáo với Jake Kaufman, Viện trưởng Bệnh viện Prinston rằng, ông đã cắt lấy bộ não của Einstein, muốn dùng để nghiên cứu. Đối với việc này, Kaufman ủng hộ hoàn toàn và cho rằng, làm như vậy là giúp cho bệnh viện nghiên cứu về bộ não của Einstein, đồng thời còn là giúp cho việc truyền bá tiếng tăm của bệnh viện.

Nhưng hôm sau, tờ Thời báo New York đăng tin, bộ não của Einstein bị mất trộm, “người trộm não” là Havie. Biết được tin này, Hance, con của Einstein rất phẫn nộ gọi điện thoại cho Havie.

Havie đã giải thích: “Trình tự giải phẫu theo tiêu chuẩn quy định bao gồm phải lấy bộ não ra để bảo tồn. Tôi đảm bảo danh dự rằng, tôi sẽ là người bảo vệ trung thành bộ não của Einstein. Tôi chỉ đem bộ não dùng cho nghiên cứu khoa học. Các báo cáo nghiên cứu có liên quan cũng chỉ được công bố trên các tạp chí khoa học”. Cuối cùng Hance đã được thuyết phục.

Luôn mang bộ não bên mình

Havie nhớ lại, sau khi lấy bộ não của Einstein, ông đã tiến hành cân và chụp ảnh, sau đó đem bộ não cắt thành 240 miếng, mỗi miếng đều dán Êtikét đánh dấu số thứ tự chú giải vị trí ban đầu của nó. Tiếp theo, Havie tìm đến một kỹ sư Phòng thực nghiệm Đại học Pennsylvania, cùng xử lý chế tác tạo sự ổn định các mảnh cắt của bộ não, rồi phân biệt, sắp xếp thứ tự cho vào 10 chiếc hộp nhựa nhỏ cùng với chất bảo quản, tất cả đặt vào hai chiếc bình miệng rộng đậy kín.

Cũng vì Havie từ chối đem bộ não giao nộp cho Bệnh viện Prinston nên năm 1960 ông bị đuổi việc. Sau đó ông đã đem bộ não rời khỏi Prinston và một thời gian dài như mất tích. Những năm 80 của thế kỷ XX, Stefan Livie, phóng viên báo New Jersly bắt đầu truy tìm tung tích bộ não Einstein. Sau một thời gian điều tra, anh ta đã tìm thấy nơi ở của Havie.

Mới đầu, Havie không muốn tiết lộ sự tình, nhưng cuối cùng ông thừa nhận đã lấy bộ não của Einstein, các mảnh cắt của bộ não Einstein được ông bảo tồn trong hai chiếc bình miệng rộng bằng sành và đặt trong hòm cácton. Cũng vào những năm 80, ngoài việc đem đại diện một phần nhỏ những miếng não cắt đưa cho một số nhà khoa học tin cậy nghiên cứu, tất cả các miếng còn lại của bộ não vẫn được Havie bảo tồn bí mật tại nhà riêng.

Năm 1988, Havie đã công bố bài viết kết quả điều tra của ông về bộ não Einstein, gây xôn xao dư luận. Nhiều phóng viên đã tụ tập đến trước nhà riêng của Havie yêu cầu phỏng vấn. Không ít phóng viên đã chỉ trích Havie là “kẻ lấy trộm não” tàn nhẫn.

Người nhà Einstein và Bệnh viện Prinston sau khi biết tin này cũng rất phẫn nộ. Nhưng Havie vẫn không đưa ra bộ não của Einstein. Ông nhiều lần mang theo bộ não Einstein bí mật chuyển chỗ ở, cuối cùng ông về sống ở New Jersly.

Giao nộp cho bệnh viện

Năm 1997, khi ở tuổi 84 Havie quyết định mang bộ não của Einstein thực hiện chuyến đi đến California. Để làm công việc này, Havie còn mời Michael Patylnidi, một người viết văn tự do cùng đi và kiêm lái xe. Khi trả lời phỏng vấn về động cơ của hành động này, ông nói: “Làm như vậy là muốn thực hiện di nguyện của Einstein”.

Nhưng sau đó, trong quyển sách của Michael với nhan đề “Mang Einstein trở về nhà” đã viết, Havie muốn gặp mặt Evelin, cháu gái của Einstein hiện sống ở bang California, để làm sáng tỏ lời đồn đại có liên quan đến việc ông lấy trộm bộ não, thậm chí còn muốn đem bộ não trả lại cho Evelin.

Nhưng theo Michael, khi gặp Evelin thì sự việc lại không như vậy, không hiểu sao lúc đó Havie lại không muốn đưa bộ não cho Evelin cho dù chỉ là một số miếng não cắt.

Kỳ thực, Chính phủ Mỹ vốn đã biết bộ não của Einstein trở thành “tài sản riêng” của Havie, nhưng không yêu cầu Havie giao nộp. Nên khi Havie mang bộ não Einstein đi xuyên ngang nước Mỹ, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã kinh ngạc và liền cử người bí mật theo dõi. Cho nên, hành trình mang theo bộ não Einstein của Havie luôn có đặc nhiệm của FBI “bảo vệ” phía sau.

Năm 1998, Havie đã có hành động gây kinh ngạc: đem toàn bộ những phần còn lại của bộ não Einstein giao cho Eliauth Claus, Chủ nhiệm Khoa Bệnh lý – Trung tâm Y học Prinston. Và ông nói: “Tôi đã bảo quản nó nhiều năm rồi, nay tôi cảm thấy đã mệt mỏi”.

Ba nhà khoa học đã nghiên cứu các miếng cắt bộ não Einstein

Được biết, những năm 80 của thế kỷ trước, Havie đã đem đại diện một số miếng não giao cho 3 nhà khoa học mà ông tín nhiệm tiến hành nghiên cứu. Đó là: Damonder làm việc tại Phân hiệu Berkley, Đại học California; Anderson ở Đại học Arabama và Vytson, Đại học Mcmast Canada. Các nhà khoa học này đã không phụ sự ủy thác của Havie, mọi người đều đã có những phát hiện giá trị.

Năm 1985, Damonder đã đưa ra một báo cáo nghiên cứu: tế bào chất keo thần kinh ở một khu vực bên trái não Einstein so với người bình thường nhiều hơn 73%, điều này khiến tế bào thần kinh có nhiều năng lượng, công suất lớn, khiến năng lực suy nghĩ và khái niệm không gian của Einstein so với người bình thường tốt hơn rất nhiều.

Năm 1996, trong bài báo của Anderson cho biết, trọng lượng bộ não của Einstein chỉ nặng 1.230gr (bộ não của người đàn ông bình thường nặng 1.400gr), lớp vỏ não của Einstein so với người bình thường mỏng hơn. Căn cứ vào đó có thể suy đoán mật độ tế bào thần kinh não Einstein so với người bình thường cao hơn, điều này khiến hiệu suất truyền thông tin rất cao.

Năm 1999, trên tạp chí "Dao lá liễu" đã công bố một bài nổi tiếng của Vytson: “Bộ não khác thường của Albert Einstein”. Bài báo cho biết, trong não của Einstein có một dãy máng trũng xuống, không giống người bình thường, chúng ở vào khu vực có liên quan đến năng lực toán học và suy lý không gian, điều này khiến việc chuyển thông tin giữa các tế bào thần kinh của não tốt hơn. Vì vậy, năng lực nhận biết không gian và năng lực suy nghĩ toán học của Einstein siêu việt hơn hẳn người bình thường.

Theo đó, các nhà khoa học này cho rằng, thiên tài là bẩm sinh, không phải là do nỗ lực thời kỳ lớn lên về sau mà có được. Nhưng, cũng có không ít các nhà khoa học tỏ thái độ hoài nghi đối với phát hiện suy đoán trên. Họ cho rằng, chỉ dựa vào một bộ não của Einstein đã đưa ra kết luận như vậy là không đầy đủ, vì điều đó có thể chỉ là đặc trưng phần não phổ biến có ở người Do Thái thông minh. Einstein cho dù sinh ra là thiên tài, nhưng nếu không có bồi dưỡng thời kỳ lớn lên và nỗ lực cá nhân, thì thiên tài cũng khó phát huy được trí tuệ siêu nhân.
Người con gái bí ẩn của Albert Einstein 

Nhà bác học Albert Einstein không chỉ để lại thuyết tương đối nổi tiếng mà còn để lại một cô con gái với tông tích bí hiểm. 

Albert Einstein cùng vợ, Mileva Maric và con gái Lieserl vào cuối năm 1902.

 Cho đến nay, người ta chỉ mới biết đến sự tồn tại của Lieserl Einstein-Maric, con gái của Albert Einstein và Mileva Maric, người vợ đầu tiên của ông, qua các công trình nghiên cứu của nhà sử học người Mỹ Robert Schulmann, Giám đốc Tổ chức Đề án về tài liệu của Einstein - chuyên gia về Einstein và là nhà vật lý làm việc tại Đại học Harvard.

Ngoài ra còn có công bố về Lieserl Einstein-Maric của nhà văn và là nhà nghiên cứu người Mỹ Michele Zackheim trong cuốn sách có tựa đề “Einstein’s Daughter: The Search for Lieserl (Con gái của Einstein: Cuộc truy tìm Lieserl).

Trong các công trình nghiên cứu của mình được tổng hợp từ bộ sưu tập tài liệu về Einstein xuất hiện vào năm 1987 sau hơn 30 năm nhà bác học Einstein qua đời, nhà sử học Robert Schulmann khẳng định rằng mối quan hệ giữa Einstein và một nữ sinh viên vật lý lớn hơn nhiều tuổi tên Mileva Maric đã cho ra đời một cô con gái vào ngày 4/2/1902 và được đặt tên là Lieserl Einstein-Maric.

Cả Einstein và Mileva đều không tiết lộ với bất cứ ai về chuyện này, cả với những người bạn thân thiết nhất của hai người. Để giấu biệt đứa con, Mileva đã cho Lieserl làm con nuôi của người bạn gái tên Helena Savic. Từ đó, Lieserl được nuôi dạy bởi Helena Savic dưới cái tên Zorka Savic.

Theo những tài liệu mà nhà sử học Schulmann thu thập được về gia đình Savic, Lieserl đã bị mù mắt vào năm 2 tuổi sau một cơn sốt ban đỏ và sống cùng khuyết tật này cho đến khi qua đời vào năm 1990 tại một ngôi làng nhỏ ở Serbia. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giả thuyết liên quan đến người con gái bí mật của Einstein.

Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về sự tồn tại của Lieserl Einstein-Maric của nhà văn và là nhà nghiên cứu người Mỹ Michele Zackheim được khẳng định trong trong cuốn sách “Einstein’s Daughter: The Search for Lieserl” đã đưa ra một giả thuyết cũng gây tranh cãi không kém.

Khi biết cậu con trai Albert Einstein của mình quan hệ với Mileva Maric, một nữ sinh viên khác tôn giáo mà lại nhiều tuổi hơn và thuộc giai cấp nghèo hèn ở vùng Balkans, bà Pauline, mẹ của Einstein tỏ ra thất vọng. Tuy nhiên, Einstein vẫn quyết định tự chọn cuộc sống độc lập cũng hệt như cách mà ông thực hiện trong việc nghiên cứu khoa học. Và thế cuộc tình lãng mạn giữa Einstein và Mileva vẫn diễn ra.

Chuyện về cô con gái của Einstein sẽ vẫn còn là một bí mật nếu vào năm 1987 không xảy ra một sự kiện, đó là việc xuất hiện bộ sưu tập tài liệu về Einstein. Tuy nhiên, người ta vẫn không biết gì hơn và sự tồn tại của Lieserl với nhiều câu hỏi được đặt ra.

Tại sao Einstein và Mileva lại không đưa con gái mình đến Thụy Sĩ sau khi hai người chính thức kết hôn và hợp thức hóa mối quan hệ? Có phải Lieserl được cho làm con nuôi như theo giả thuyết của Schulmann? Lieserl còn sống hay đã chết?

Nhà nghiên cứu Michele Zackheim cho rằng mình đã vén mở được sự thật về người con gái bí mật của Einstein được trình bày trong cuốn sách “Einstein’s Daughter” của mình. Theo Zackheim, Lieserl đã bị chứng thiểu năng hồi còn bé.

Mileva đã không cho Lieserl làm con nuôi hay gửi vào cô nhi viện mà tiếp tục gửi ở nhà của cha mẹ ở vùng Vojvodina của Serbia. Sau đó, Lieserl đã qua đời lúc mới 21 tháng tuổi sau một trận sốt ban đỏ. Khác với Schulmann, Zackheim đã đưa ra ngày chết của Lieserl là 15/9/1903, ngày mà cả vùng Vojvodina bị che tối bởi hiện tượng nhật thực.

Công bố của Zackheim trong cuốn sách của bà đã tạo ra nhiều dư luận khác nhau. Zackheim cho biết mình bắt đầu theo đuổi vụ điều tra tông tích của Lieserl từ khi phát hiện rằng Einstein - một thần tượng của mình - từng có một đứa con rơi. Xin tài trợ và vay mượn khắp nơi, Zackheim thực hiện một cuộc điều tra kéo dài suốt 5 năm từ Thụy Sĩ, Đức, Anh, Hungary và đặc biệt là tại Serbia.

Ngay khi cuộc nội chiến tại Nam Tư vẫn đang diễn ra ác liệt vào giữa thập niên 90, bà cũng tìm cách đến Vojvodina, thăm dò, tìm kiếm thân nhân và hỏi cả những tu sĩ Chính thống giáo. Người ta đã cung cấp cho Zackheim nhiều tài liệu. Zackheim cũng đã loại trừ nhiều phụ nữ tự nhận là con gái của Einstein, trong đó có một nữ diễn viên điện ảnh Đức.

Cuối cùng, Zackheim tìm thấy bức thư mà Einstein gửi cho Mileva vào năm 1903, trong đó có đoạn: “Anh rất tiếc vì những gì đã xảy ra cho Lieserl. Sốt ban đỏ thường để lại những hậu quả kéo dài”.

Ngoài ra, Zackheim còn chú ý về tiết lộ của một hậu duệ của Mileva tại thị trấn Kac của Serbia kể lại gia đình đã phải nuôi dưỡng một đứa bé mắc chứng đần độn. Zackheim cho rằng đứa bé đó chính là Lieserl có thể đã mắc phải chứng thiểu năng, còn gọi là hội chứng Down.

Được xuất bản vào năm 2000, cuốn sách “Einstein’s Daughter: The search for Lieserl” của Zackheim đã gây nhiều tranh cãi. Trong khi Giáo sư Lewis Pyenson, tác giả cuốn “The Young Einstein”, cho rằng giả thuyết của Zackheim có thể chấp nhận được thì nhà sử học Robert Schulmann lại tỏ vẻ hoài nghi. Một chuyên gia về Einstein khác là Gerald Holton, một nhà khoa học giảng dạy tại Đại học Harvard, cũng bác bỏ giả thuyết của Zackheim là phi thực tế.

Cho đến nay, thực hư về người con gái tên Lieserl của Einstein vẫn còn là một bí ẩn đến nỗi trong Bách khoa Toàn thư thế giới Britanica và Bách khoa Toàn thư điện tử Wikipedia, ngày chết của Lieserl vẫn còn để trống.


Cái chết của nhà vật lý vĩ đại A.Einstein 

Trên bức tường đá trắng của tòa đại giáo đường, bên bờ đông sông Hudson tại thành phố New York, có chạm khắc nổi chân dung 600 vị danh nhân có ảnh hưởng bậc nhất đối với loài người. Họ là các bậc hiền triết, quân vương, tổng thống, nguyên soái, tướng lĩnh, trí giả, còn có 14 vị là nhà khoa học. Trong đó có nhà vật lý Einstein - cha đẻ của “thuyết tương đối”. 

A.Einstein tại New York.

 Năm 1952, nhà vật lý vĩ đại Einstein đã cận kề tuổi "cổ lai hy". Lúc này đã về hưu, nhưng mỗi ngày cứ vào khoảng 10h30' sáng, ông lại lững thững đi bộ từ nhà tới Viện Nghiên cứu cao cấp. Đứng trước từng hàng công thức ông viết trên tấm bảng đen nhỏ, ông lại chìm trong nghiên cứu triền miên không ngưng nghỉ. Đến giữa trưa, ông lại đi bộ về nhà. Buổi chiều, ông lại bận bịu xử lý thư tín, hoặc tiếp đón khách khứa tới thăm.

Ngày 9/11/1952, người bạn cũ của Einstein, ngài Weizman, vị Tổng thống đầu tiên của Nhà nước Israel qua đời. 9h tối hôm đó, Einstein nhận được cuộc điện thoại của ngài Đại sứ Israel từ Washington gọi tới: "Thưa ngài giáo sư, tôi muốn hỏi ngài một câu, nếu nêu tên ngài trong danh sách người ra tranh cử chức tổng thống Israel, liệu ngài có vui lòng tiếp nhận không?”. Viên Đại sứ hỏi với thái độ chân thành, chứa chan hy vọng. Ông ta phụng mệnh vị thủ tướng nước Cộng hòa Israel gọi điện ướm hỏi, thăm dò. "Thưa ngài đại sứ, về mặt khoa học tự nhiên, tôi có đôi phần am hiểu, còn về con người, thì tôi mù tịt, chẳng hiểu chút xíu nào, với một kẻ như vậy thì làm tổng thống sao đặng?".

"Thưa ngài giáo sư, Weizman, vị tổng thống quá cố cũng là giáo sư đó thôi, tin rằng ngài cũng thừa sức làm tổng thống!”.

"Không, Weizman và tôi khác nhau nhiều, ông làm được, còn tôi thì không thể!”.

Einstein sức khỏe ngày càng kém, ông tự biết rằng quỹ thời gian dành cho mình không còn dài nữa. Ngày 13/4/1955, Einstein ngã bệnh. Khối u động mạch chủ đã di căn. Từ mấy năm trước đó, bác sĩ từng nhắc nhở mang tính cảnh báo, rằng ông phải hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe bản thân, bởi động mạch chủ có thể bục vỡ bất kỳ lúc nào. Khi đó Einstein nửa đùa, nửa thật: "Ôi, cứ để cho nó bục tóe loe ra!"...

A.Einstein cùng các nhà lãnh đạo Do Thái tại New York, năm 1921

 Ngày 16/4, bệnh tình xấu đi trông thấy, trong thời gian này, Einstein thường từ chối cho tiêm morphine giảm đau, và kiên quyết từ chối mọi can thiệp phẫu thuật ngoại khoa. “Tôi muốn đi lúc nào thì sẽ đi, dùng phương pháp nhân tạo để kéo dài thêm sự sống thực ra chẳng có ý nghĩa gì; tôi đã đến điểm chót trách nhiệm của mình rồi, khi tôi phải ra đi, tôi sẽ bình tĩnh, thanh thản chờ đợi tử thần”.

Khi nói về "hậu sự" của mình, ông dặn: Sau khi ông về với đất, không được biến nơi ông ở thành "nhà tưởng niệm" để mọi người "pilgrimage" (hành hương về lễ thánh), phòng làm việc của ông trong Viện Nghiên cứu cao cấp nhất định phải để cho người khác sử dụng. Ông thiết tha mong rằng, ngoài lý tưởng khoa học và lý tưởng xã hội của ông ra thì tất cả mọi danh tiếng của ông hãy để ông mang theo về cõi chết.

Tối khuya ngày 17/4, ông chập chờn bước vào giấc ngủ, ông mệt mỏi quá rồi. 0h40 ngày 18/4, cô y tá trực phát hiện thấy nhịp thở của Einstein rất khác thường, cô vội gọi thêm một y tá nữa tới, giúp nâng cao thêm đầu giường. Lúc này Einstein đang lầm bầm nói câu gì đó trong miệng, chỉ thấy đôi môi mấp máy, phát ra âm thanh thều thào nghe không rõ, nhưng biết chắc là ông đang nói tiếng Đức, đó là thứ ngôn ngữ thường dùng của cha mẹ ông. Einstein quyết không bao giờ tha thứ cho Đức Quốc xã khi ông biết được rằng bọn Quốc xã khát máu đã sát hại tới 1/2 tổng số người Do Thái châu Âu, đồng bào của ông.

Cuối cùng, ông hít thở thật sâu 2 cái, như cố níu kéo mang đi theo mọi nỗi ưu tư, rồi nhẹ nhàng ra đi mãi mãi. Lúc đó kim đồng hồ chỉ 1h15 sớm ngày 18/4/1955, ông hưởng thọ 76 tuổi.

8h sáng, tin điện truyền đi khắp trái đất: Nhà vật lý học vĩ đại nhất mọi thời đại Albert Einstein đã qua đời.

Trong ngày cuối cùng của đời mình, Einstein đã dặn dò người nhà: Chớ có tổ chức nghi lễ đám tang, không xây mộ phần và cũng đừng dựng bia ghi công tưởng niệm.

14h, xe tang đưa thi hài ông tới khu nghĩa trang Mather Princetonf. Rất lặng lẽ, không cử hành nghi lễ nhiêu khê, không vòng hoa, không đội quân danh dự, không cả điếu văn, diễn thuyết, chỉ có người nhà và thêm mấy người bạn chí thân. 90 phút sau, ông được hỏa táng và tro xương được rải ở một nơi nào đó mà cho tới nay - 55 năm đã trôi qua vẫn chưa được hé lộ.

Trước <<-
    Albert Einstein

Tiếp theo ->>
   Albert Einstein 3
  Tổng hợp danh ngôn của Einstein
Nguồn: bacbaphi.com.vn, google.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

» Cảm ơn bạn đã ghé qua blog và đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.