++ "THÀNH CÔNG CỦA BẠN SẼ CHẲNG CÓ NGHĨA LÝ GÌ KHI BẠN CHẲNG CÓ AI YÊU THƯƠNG ĐỂ CHIA SẺ! " ++

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Những sản phẩm gây thất vọng đến từ Sony Ericsson

0 nhận xét


Đã từng dẫn dắt thị trường di động với những chiếc Walkman phone, nhưng giờ đây Sony tỏ ra khá "đuối" với những sản phẩm tẻ nhạt.
Dưới đây là những sản phẩm đáng thất vọng của Sony:
Sony Ericsson Xperia Play
1a.jpg
Ngay khi chiếc game phone này xuất hiện, đã có khá nhiều dị nghị và hoài nghi về tương lai của nó, dựa trên những bài học nhãn tiền của Nokia N-Gage.
Tuy nhiên, thời điếm Quý I, Sony Ericsson đã đưa ra những tuyên bố khá hùng hồn về một tương lai sáng lạn cho Xperia Play và cùng với đó là những hứa hẹn về một hệ thống game đa dạng, độc quyền cho hệ máy này.
Không một tựa game độc quyền nào ra mắt sau đó dành cho Xperia Play, nếu như không muốn nói toàn có... sau iPhone hay thậm chí là các tựa game hay lũ lượt kéo hết lên hệ máy "Táo khuyết".
Ngay cả lời hứa về kho game PSX đình đám một thời dành riêng cho máy dường như cũng bị Sony Ericsson quên lãng bởi tới giờ phút này và nếu game thủ nào muốn tận hưởng cái cảm giác game PS1 trên máy sẽ phải tìm đến giả lập FPSeCe cho Android.
Sony Ericsson Xperia Arc S
1a.jpg
Lại một lần nữa cách làm ăn chụp giật của Sony Ericsson lại phơi bầy khi cho ra mắt Xperia Arc S - những tưởng là sự nâng cấp đáng giá cho Xperia Arc ra mắt năm ngoái.
Máy không có bất cứ thay đổi nào từ kiểu dáng cho đến HĐH và thậm chí cả lộ trình nâng cấp lên các phiên bản Android mới hơn.
Nhưng điều phản cảm nhất ở sản phẩm này - cái "móc túi" người dùng gần 3 triệu đồng so với Xperia Arc chính là ở vi xử lý Snapdragon M8255T được Sony Ericsson quảng cáo là xung nhịp cao hơn, lên tới 1.4 GHz.
Hỡi ôi, đó chỉ là một dòng chip với cấu trúc y hệt trên Snapdragon M8255 tích hợp trên sản phẩm tiền nhiệm Xperia Arc và cái hơn có lẽ là nó được ép xung từ 1 GHz lên 1.4 GHz. Quả là một cách "làm tiền" trắng trợn của Sony Ericsson với người dùng.
Sony Tablet S1
1a.jpg
Tính tới thời điểm ra mắt, có lẽ do đã nắm được tương lai sẽ chia tách với Ericsson nên Sony đã chủ động thu gọn thương hiệu trên bản Tablet S1. Lộ diện qua những bản thiết kế hoành tráng từ cách đây 1 năm, Tablet S1 ra mắt trong sự... thờ ơ của người tiêu dùng cùng mức giá quá cao.
Những gì tồi tệ nhất ở một tablet thì S1 đều có đủ: thiết kế dày, thô; vỏ máy đen bóng dễ in vân tay, khe gắn thẻ nhớ chuẩn SD thay vì microSD.
Giờ đây, chẳng còn mấy ai nhớ đến Tablet S1 của Sony cũng như kỳ vọng vào các phiên bản kế tiếp. Thậm chí, nó còn chẳng xuất hiện trên các chợ điện tử bởi giá thành đầu vào cao mà chẳng dễ để tìm khách.
PlayStation Certified
1a.jpg
Gắn với Xperia Play, Sony Tablet S1 và cả những tuyên bố hùng hồn rằng sẽ phát triển trên các hệ máy Android đủ cấu hình, cuối cùng sau gần 1 năm ra mắt, đã đến lúc ta đặt dấu chấm hỏi rằng PlayStation Certified nằm ở đâu?
Đồng ý rằng ý tưởng này rất hay bởi nếu làm tốt thì nó sẽ mở ra một cánh cửa mới cho các hệ máy Sony Ericsson nói riêng và Android nói chung trong cuộc chiến chống lại "máy chơi game cầm tay bán chạy nhất thế giới" iPhone và AppStore.
Tuy nhiên, ông lớn lại cho cả cộng đồng ăn một quả hớ to khi chẳng có gì xuất hiện ngoài dăm ba game PSX èo uột cài sẵn trên vài hệ máy Xperia.
Chẳng mấy hy vọng gì ở ông lớn này về tương lai của PlayStation Certified nữa bởi đến đầu năm 2013, các tựa game PSX sẽ chẳng khác gì game máy "bốn nút" khi đặt cạnh các dự án game mobile mới trên các lõi GPU cao cấp mà chắc chắn iOS sẽ là nền tảng tiên phong.
Sony Ericsson
1a.jpg
Tiếc cho một thương hiệu mạnh khi giờ đây nó sắp chỉ còn là lịch sử. Đành rằng thương trường là mua-bán-sáp nhập, nhưng Sony Ericsson đã đánh mất quá nhiều mặc dù khi mới gia nhập thị trường di động, thương hiệu này nổi tiếng là nhà sản xuất tiên phong trong công nghệ.
Giờ đây khi sắp chỉ còn là Sony, hãng điện thoại Nhật Bản này lần lượt cắt giảm các sản phẩm của mình trong đó bao gồm cả việc ngừng hỗ trợ bộ phần mềm Sony Ericsson PC Suite. Trong lịch sử thì đây là hệ đồng bộ dữ liệu khá tốt, sánh ngang với Nokia PC Suite dành cho mọi dòng máy di động của hãng với các thao tác như đồng bộ mail, danh bạ, tin nhắn cũng như sao lưu chúng một cách hoàn hảo.
Ngay cả dòng máy Cybershot đình đám của hãng từng một thời tung hoành giờ cũng đã biến mất hoàn toàn và nếu muốn tìm một chút gì đó từ Sony ở một cảm giác điện thoại ảnh số chuyên nghiệp, hãy sắm... iPhone 4S vì nó được tích hợp cảm biến của hãng điện tử Nhật Bản này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

» Cảm ơn bạn đã ghé qua blog và đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.