++ "THÀNH CÔNG CỦA BẠN SẼ CHẲNG CÓ NGHĨA LÝ GÌ KHI BẠN CHẲNG CÓ AI YÊU THƯƠNG ĐỂ CHIA SẺ! " ++

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

10 điều thú vị ít biết về ĐTDĐ

0 nhận xét

mobile-evolution.jpg

ICTnews – Điện thoại di động (ĐTDĐ) có những khoảnh khắc lịch sử rất bất ngờ, thú vị. Và sau đây là tổng hợp những sự thực thú vị về lịch sử của thiết bị vô cùng quen thuộc với cuộc sống hiện đại ngày nay.
1. Điện thoại di động đầu tiên
1.jpg
Cuộc gọi di động đầu tiên được thực hiện vào năm 1973 bởi nhân viên Martin Cooper của Motorola trên một đường phố New York. Ông đã gọi cho đối thủ lớn nhất của mình. “Tôi đã gọi cho Joel Engel, đối tác của tôi tại AT&T – công ty lớn nhất thế giới khi ấy. Chúng tôi chỉ là một công ty nhỏ tại Chicago. Họ chỉ xem chúng tôi như một con rận trên lưng voi”, Cooper trao đổi với BBC.
“Tôi nói: Joel, Martin đây. Tôi gọi cho anh bằng điện thoại di động, phải, một cái điện thoại cầm tay và di chuyển được”. Đầu dây bên kia im lặng, tôi đoán anh ta đang rít lên qua kẽ răng.”
Chiếc điện thoại anh ta nhắc tới là mô hình của Motorola Dyna TAC mà một thập kỉ sau trở thành mẫu điện thoại di động cầm tay đầu tiên trên thế giới. Nó được ghi nhận bởi Hội đồng truyền thông liên bang FCC năm 1983 và ra mắt năm 1984 với giá bán 3.995 USD – tương đương 9.000 USD hiện nay.
Được xem là biểu tượng công nghệ những năm 80, Dyna TAC xuất hiện trong tay của Gordan Gekko trên Wall Street Journal và sau đó là Patrick Baterman trên American Psycho. Nó cũng được gọi là “điện thoại Zack Morris” bởi vai chính của Saved by the Bell thường sử dụng mẫu điện thoại tương tự.
Cuộc gọi di động đầu tiên tại Anh diễn ra năm 1985, do diễn viên hài của Morecambe and Wise, Ernie Wise gọi đi từ Luân Đôn tới Newbury của Vodafone (Berkshire).
2. Điện thoại thông minh đầu tiên
2.jpg
Smartphone đầu tiên xuất hiện năm 1993 tại Hội nghị không dây thế giới tổ chức tại Florida. Được tung ra bởi BellSouth Cellular và nặng hơn 1 pound, nó là mẫu PDA với màn hình cảm ứng LCD thế hệ đầu.
Theo thông cáo báo chí, smartphone này “được thiết kế bởi IBM, kiểu dáng và hoạt động như điện thoại di động bình thường nhưng cung cấp nhiều hơn các công cụ giao tiếp. Thực tế, người dùng có thể sử dụng Simon (tên thiết bị) như một máy tính không dây, máy nhắn tin, máy gửi nhận thư điện tử, lịch, nhắc nhở, sổ địa chỉ, máy tính và một cuốn vở nháp có bút điện tử - tất cả với giá 899 USD”. Với chỉ 2.000 chiếc được sản xuất, Simon được xem là món đồ sưu tập hơn là chiếc điện thoại thông thường.
3. Vì sao tin nhắn từng chỉ được có 160 kí tự?
3.jpg
Có nhiều giai thoại về người sáng tạo ra tin nhắn kí tự. Các tin nhắn kí tự ngắn đã phát triển trong các hệ thống thông tin từ cuối thế kỉ 20, tuy nhiên, người được cho là đã tạo ra SMS – dịch vụ tin nhắn ngắn trên di động (short message service) – là Friedhelm Hillebrand (Đức).
Khi còn làm việc cho tập đoàn GSM, Hillebrand đã nảy ra ý tưởng về tin nhắn kí tự 128-byte gửi qua mạng lưới di động. Độ ngắn của tin nhắn là tham số dựa vào giới hạn kích thước, tuy nhiên, tại sao là 160 kí tự lại là sáng tạo kì lạ của Hillebrand.
Chuyện xảy ra vào năm 1985 khi Hillebrand đang thí nghiệm các ghi chú với máy đánh chữ để xác định độ dài tin nhắn lí tưởng. Theo tờ L.A Times, “Hillebrand đã đếm số chữ cái, chữ số, các kí hiệu đặc biệt và khoảng trống trên tờ giấy. Mỗi ghi chú hầu như chỉ kéo dài 1 đến 2 dòng và gần như dưới 160 kí tự.”
Ông ước lượng giới hạn 160 kí tự là “hoàn toàn đủ”, và với hai “lập luận thuyết phục” (bưu thiếp và các tin điện báo thường ít hơn 150 kí tự), tập đoàn GSM đã tạo ra tiêu chuẩn giới hạn năm 1986. Sau cùng, tất cả các nhà mạng và điện thoại di động đều được yêu cầu hỗ trợ tiêu chuẩn này.
Ngày nay, bạn có thể gửi các tin nhắn dài hơn 160 kí tự, nhưng “di sản” của Hillebrand vẫn được duy trì qua Twitter. Giới hạn 140 kí tự của dịch vụ tiểu blog (micro-blogging) này được dựa vào tin nhắn văn bản – 140 kí tự cho các dòng tin (tweet) và 20 cho tên người dùng.
4. Vì sao có những "cuộc gọi ma"?
4.jpg
Thi thoảng chúng ta hay nhận được các cuộc gọi “ma”, đặc biết nếu tên bạn bắt đầu bằng kí tự “A”. “Pocket dial - Quay số trong túi” – thực hiện cuộc gọi từ trong túi hay cặp sách là một trong những phiền toái thường gặp nhất khi sử dụng di động.
Đối với các dịch vụ khẩn cấp, lỗi này còn nghiêm trọng hơn nhiều. Vào đầu những năm 2000, Hiệp hội số khẩn cấp quốc gia tiết lộ “những cuộc gọi ma” chiếm tới 70% các cuộc gọi tới 911 trên lãnh thổ Mỹ. Tại Anh, con số này là 11.000 cuộc mỗi ngày.
Tại sao “pocket dial” lại dễ quay số 911 hay 999? Mặc dù bàn phím đang ở tình trạng “khóa (locked)”, những con số này vẫn có thể gọi trong trường hợp khẩn cấp. Thực tế, điện thoại của nhiều người cao tuổi Mỹ thường tự động quay số này khi người gọi nhấn và giữ phím số 9 hay hai số 9 cùng lúc.
Các nhà sản xuất và thiết kế điện thoại đã vô hiệu hóa các tùy chọn này, nhưng “pocket dial” vẫn diễn ra. Năm ngoái, hai người đàn ông đã bị nghe lỏm trong một vụ trộm xe sau khi điện thoại của 1 người tự gọi 911. Tháng 5/2011, một tên bán thuốc kích thích bị bắt giữ sau khi tự động quay số cảnh sát khi đang giao dịch.
5. Điện thoại di động đắt nhất thế giới
5.jpg
Stuart Hughles – thợ kim hoàn người Anh tuyên bố sẽ tạo ra chiếc điện thoại di động đắt nhất thế giới. Phiên bản iPhone 4 “Diamond Rose” với giá 5 triệu bảng, tương đương 8.184.968,42 USD.
Bỏ ra số tiền đáng kinh ngạc này, người mua sẽ sở hữu 500 viên kim cương hoàn hảo với tổng giá trị hơn 100 carat, một biểu tượng hoa hồng vàng của Apple với 53 viên kim cương và viên kim cương hồng 7,4 carat cách điệu ở nút “home”.
Hughes cũng sẵn lòng thay thế viên kim cương hồng bằng một viên kim cương 8 carat khác trong trường hợp bạn muốn mức giá mềm hơn cho phiên bản này.
Du Lam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

» Cảm ơn bạn đã ghé qua blog và đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.