++ "THÀNH CÔNG CỦA BẠN SẼ CHẲNG CÓ NGHĨA LÝ GÌ KHI BẠN CHẲNG CÓ AI YÊU THƯƠNG ĐỂ CHIA SẺ! " ++

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

Đối phó với thảm họa thế kỷ

0 nhận xét
 Các nhà khoa học đã lên kế hoạch đổ bộ lên một tiểu hành tinh có khả năng va vào trái đất trong tương lai.
Tiểu hành tinh tên gọi 1999 RQ36, có tỷ lệ va chạm trái đất với xác suất 1/1000. Theo tính toán của các chuyên gia thì thảm họa thế kỷ này có thể xảy ra trước năm 2200. Nghiên cứu quỹ đạo của hành tinh này, người ta cho rằng thời điểm chính xác xảy ra vụ va chạm có thể là 24.9.2182. Tiểu hành tinh 1999 RQ36 có kích cỡ khoảng 545 mét, nếu va vào trái đất thì sức hủy diệt tương đương với hàng trăm quả bom nguyên tử.

Các nhà khoa học đã lên kế hoạch để gửi một tàu đổ bộ lên tiểu hành tinh này, lấy các mẫu đất đá trên đó để dự đoán chính xác hơn nữa quỹ đạo của nó trong tương lai. Theo dự kiến, sẽ hoàn tất việc lấy mẫu và lập bản đồ cho tiểu hành tinh này vào năm 2106.
Kế hoạch thăm dò, tiểu hành tinh này có tên gọi OSIRIS-Rex, thuộc chương trình “Những biên giới mới” của NASA. Cũng trong khuôn khổ chương trình này còn một việc quan trọng khác là đổ bộ lên sao Kim mà NASA sẽ công bố đơn vị thắng thầu vào năm tới.
NASA đã chính thức phân loại 1999 RQ36 là tiểu hành tinh có nguy cơ cao đối với trái đất. Bên cạnh đó, tiểu hành tinh này còn một tính chất quan trọng khác. Theo đó các nhà khoa học dự đoán vật chất trên đó vẫn chưa có sự đổi thay gì lớn kể từ khi Thái dương hệ hình thành.
OSIRIS-Rex sẽ thực hiện việc lấy mẫu 1999 RQ36, giống như cách mà tàu thăm dò Hayabusa lấy mẫu tiểu hành tinh Itokawa và vừa trở về trái đất hồi tháng 6 năm nay.
Theo báo Daily Mail, việc lấy mẫu 1999 RQ36 và thu thập những dữ liệu khác nhằm đưa ra quyết định quan trọng: Sẽ tác động lên nó theo phương cách nào để làm lệch quỹ đạo, tránh thảm họa cho trái đất. Một trong những phương thức từng được biết đến để xử lý quỹ đạo một tiểu hành tinh có tên gọi là hiệu ứng Yarkovsky, được đặt theo tên một kỹ sư người Nga. Đó là cho một tiểu hành tinh hấp thu năng lượng từ mặt trời rồi tái bức xạ vào không gian để làm lệch quỹ đạo của nó.
                                                                                                                     Thanh Niên Online 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

» Cảm ơn bạn đã ghé qua blog và đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người quanh bạn.
» Rất cảm ơn những comment thiện ý.